Chương_trình_vũ_trụ_Vostok

Chương trình vũ trụ Vostok (tiếng Nga: Восто́к, IPA: [vɐˈstok], Phương Đông) là chương trình bay vào vũ trụ có người lái của Liên Xô. Chương trình Vostok là chương trình vũ trụ cạnh tranh với chương trình Mercury của Mỹ. Với chương trình này, Liên Xô đã đưa thành công phi hành gia đầu tiên vào không gian-Yuri Gagarin, bằng tàu vũ trụ Vostok 1 ngày 12 tháng 4 năm 1961. Tàu Vostok được phát triển từ dự án vệ tinh gián điệp Zenit, trong khi tên lửa đẩy dùng để phóng tàu vũ trụ là tên lửa dựa trên thiết kế ICBM R-7 Semyorka. Tên chương trình-"Vostok" không được tiết lộ cho đến khi chuyến bay của Gagarin thành công và được biết đến rộng rãi trên khắp thế giới.Tổng cộng đã có sáu phi hành đoàn tham gia chương trình từ năm 1961 đến năm 1963. Chuyến bay dài nhất diễn ra trong vòng năm ngày, và 4 lần phóng tàu vũ trụ cuối cùng trong chương trình Vostok được thực hiện theo cặp, diễn ra cách nhau chỉ một ngày. So với chương trình Mercury, chuyến bay dài nhất chỉ hơn 34 giờ và các nhiệm vụ đơn lẻ.Vostok được tiếp nối bởi 2 chuyến bay có người lái trong chương trình Voskhod diễn ra vào năm 1964 và 1965, trong đó phi hành đoàn gồm 3 người và 2 người-được sửa đổi trực tiếp từ tàu Vostok và sử dụng tên lửa đẩy mạnh hơn.