Chu_trình_ôzôn-ôxy

Chu trình ozon-oxy là quá trình trong đó ozon được tiếp tục tái sinh vào tầng bình lưu của Trái Đất, chuyển đổi bức xạ tử ngoại (UV) thành nhiệt. Vào năm 1930 Sydney Chapman giải quyết được phần hóa học liên quan. Quá trình này thường được gọi là Chu trình Chapman bởi các nhà khoa học khí quyển.Hầu hết sự sản sinh ozon xảy ra ở thượng tầng bình lưu nhiệt đới và tầng trung lưu. Tổng khối lượng của ozon được sản xuất trong một ngày trên toàn cầu là vào khoảng 400 triệu tấn. Khối lượng ozon toàn cầu không đổi một cách tương đối ở khoảng 3 tỷ tấn, nghĩa là Mặt Trời sản xuất khoảng 12% tầng ozon mỗi ngày.[1]