Chiến_tranh_Đông_La_Mã-Bungaria
Chiến_tranh_Đông_La_Mã-Bungaria

Chiến_tranh_Đông_La_Mã-Bungaria

Chiến tranh Đông La Mã-Bungaria là một loạt các cuộc xung đột giữa Đông La Mã và Bulgaria bắt đầu từ khi những người Bulgars đầu tiên định cư tại Bán đảo Balkan trong thế kỷ thứ 5 và tăng cường với việc mở rộng Đế chế Bungari về phía tây nam sau năm 680. Đông La Mã và Bulgaria tiếp tục xung đột trong thế kỷ sau đó, cho đến khi Bulgaria, dưới sự lãnh đạo của Krum, đã gây ra một loạt các thất bại cho Đế chế Đông La Mã. Sau khi Krum qua đời năm 814, Omurtag, con trai ông đàm phán một hiệp ước hòa bình ba mươi năm. Năm 893, trong cuộc chiến lớn tiếp theo, Simeon I, Hoàng đế Bungaria đã đánh bại Đông La Mã, trong khi cố gắng hình thành một đế quốc lớn ở phía Đông châu Âu, nhưng những nỗ lực của ông đã không thành công.Trong năm 971 Ioannes I Tzimiskes, Hoàng đế Đông La Mã, chinh phục nhiều vùng đất của đế quốc Bungari bằng cách đánh bại vua Boris II và chiếm được Preslav, Thủ đô của Bungaria. Constantinopolis dưới sự lãnh đạo của Basil II chinh phục hoàn toàn Bulgaria trong năm 1018 như là kết quả của Trận Kleidion năm 1014. Có những cuộc nổi loạn chống lại chế Byzantine từ năm 1040-1041 cũng như trong thập kỷ 1070 và thập kỷ 1080, nhưng không thành công. Tuy nhiên năm 1185, Peter Theodore và Ivan Asen bắt đầu một cuộc nổi dậy và Đế chế Byzantine đang suy yếu vì phải đối mặt với những khó khăn nội bộ trong triều đình của riêng họ, đã không thể ngăn chặn các cuộc nổi dậy thành công.Sau khi quân Thập tự chinh thứ tư chiếm Constantinopolis vào năm 1204, Kaloyan, Hoàng đế Bungari, đã cố gắng thiết lập quan hệ thân thiện với thập tự quân, nhưng Đế quốc Latin mới được tạo lập đã từ chối bất kỳ đề nghị liên minh nào với Bulgaria. Do vậy, Kaloyan đã liên minh với Nicaea, một trong những quốc gia do người Đông La Mã tạo ra sau sự sụp đổ của Constantinople, và sự kiện này đã làm giảm sức mạnh của thập tự quân trong khu vực. Mặc dù Boril, cháu trai của ông liên minh với đế quốc Latinh, những người thừa kế của Boril vẫn liên minh với Nicaea, mặc dù có một vài cuộc va chạm vẫn tiếp diễn từ hai phía. Sau khi Đế quốc La tinh sụp đổ, Byzantine lợi dụng một cuộc nội chiến của Bungary đã chiếm giữ một phần của Thrace, nhưng hoàng đế Bungari Theodore Svetoslav đã chiếm lại những vùng đất này. Các mối quan hệ Đông La Mã-Bungaria tiếp tục biến động cho đến khi Đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt Đế chế Bungaria vào năm 1422 và Đế chế Đông La Mã vào năm 1453.

Chiến_tranh_Đông_La_Mã-Bungaria

Thay đổilãnh thổ Cả hai đế quốc đều có nhiều thay đổi lãnh thổ
Thời gianĐịa điểmKết quảThay đổilãnh thổ
Thời gian680–1355
Địa điểm
Bán đảo Balkan
Kết quảOttoman thiết lập nền thống trị trên vùng Balkan
Thay đổi
lãnh thổ
Cả hai đế quốc đều có nhiều thay đổi lãnh thổ
Kết quả Ottoman thiết lập nền thống trị trên vùng Balkan
Thời gian 680–1355
Địa điểm
Bán đảo Balkan