Chiến_dịch_phản_công_Salsk-Rostov

Chiến dịch Salsk-Rostov (có tên mã là "Chiến dịch Sông Đông")[4] là chiến dịch phản công có quy mô lớn nhất của quân đội Liên Xô trong năm 1943 tại Mặt trận Kavkaz. Từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 24 tháng 1 năm 1943, các tập đoàn quân cận vệ 2, 28 và 51 của Phương diện quân Nam (Liên Xô) đã tấn công dọc theo bờ Nam sông Đông và hai bờ sông Sal từ khu vực Zhukovskoye, Kotelnikovo, Dubovskoye, Khutorskoy và Elista đến tuyến sông Manych. Từ ngày 10 đến ngày 18 tháng 1, Quân đoàn xe tăng 3 và Quân đoàn xe tăng 57 (Đức) tổ chức kháng cự quyết liệt trên tuyến sông Manych, nơi quân đội Liên Xô đã phá đập nước làm ngập của một vùng rộng lớn để ngăn cản xe tăng Đức tấn công trong mùa hè năm 1942. Sử dụng kỵ binh và cơ giới đột kích từ hướng Bashanta và Yashanta vòng lên phía Bắc, ngày 21 tháng 1, Tập đoàn quân 28 đánh chiếm Salsk và đến ngày 23 tháng 1 đã đẩy lùi quân Đức thêm hơn 100 km về phía Tây Bắc.[5] Ngày 24 tháng 1, Quân đoàn xe tăng 57 (Đức) được điều từ Tập đoàn quân xe tăng 4 đến đã chặn được cuộc tấn công của Tập đoàn quân cận vệ 2 (Liên Xô) tại Manychskaya trên ngã ba sông Đông và sông Sal, cách Rostov 45 km về phía Đông Từ ngày 25 tháng 1, cuộc phản công tiếp tục với sự tham gia của Tập đoàn quân 44 của Phương diện quân Bắc Kavkaz. Được tăng thêm lực lượng, trong đó có hai quân đoàn kỵ binh và một cụm xe tăng nhưng phải đến ngày 4 tháng 2, quân đội Liên Xô mới buộc được Quân đoàn xe tăng 3 (Đức) phải rút khỏi tuyến sông Manych. Tuy nhiên, ở cánh Bắc, Quân đoàn xe tăng 57 (Đức) vẫn liên tục phản kích vào Tập đoàn quân cận vệ 2 và tập đoàn quân 51 (Liên Xô), không cho các tập đoàn quân này vượt sông đánh sang Rostov. Trên cánh Nam Quân đoàn xe tăng 3 (Đức) cũng lập được một "vành đai thép" xung quanh hai cứ điểm Azov và Bataisk, chặn đứng cuộc tiến quân của các tập đoàn quân 44 và 28 trước cửa ngõ phía Nam Rostov. Phải đến ngày 12 tháng 2, sau khi được tăng cường Quân đoàn xe tăng 3 từ Tập đoàn quân xung kích 5 của tướng P. A. Rotmistrov Các tập đoàn quân 28 và Cận vệ 2 mới chọc thủng được phòng tuyến phía Đông và phía Nam Rostov.[4] Ngày 14 tháng 2, Quân đoàn xe tăng 3 (Liên Xô) đánh chiếm Rostov nhưng đã muộn. Các tập đoàn quân xe tăng 1 và 4 (Đức) đã rút khỏi Rostov. thống chế Erich von Manstein điều động Cụm tác chiến Hollidt cùng các quân đoàn bộ binh 52, sư đoàn cơ giới 16 (Tập đoàn quân xe tăng 1) và sư đoàn đổ bộ đường không 15 (Tập đoàn quân 57) thiết lập tuyến phòng thủ vững chắc dọc theo bờ Tây sông Mius từ Taganrog đến phía Bắc Mataveev - Kurgan. Cuộc phản công đầu năm 1943 của quân đội Liên Xô phải dừng lại trên tuyến sông này.[6]Cuộc phản công Slask-Rostov đã không đạt được kết quả mong muốn như Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô hoạch định. Cả hai phía đều có những nguyên nhân của phía mình để dẫn đến kết quả chiến dịch này. Đối với người Đức, đó là việc chủ động rút quân để tiếp tục cuộc chiến ở mặt trận Xô-Đức mà theo Adolf Hitler đánh giá, nó mang ý nghĩa sống còn đối với quân đội Đức Quốc xã và cả "Đế chế thứ ba".[3] Sau những thành công trong việc sử dụng xe tăng làm mũi đột kích chủ yếu có chiều sâu và tốc độ cao, giờ đây, các xe tăng Đức lại được sử dụng cho chiến thuật mới phục vụ cho mục đích phòng ngự: Chiến thuật lá chắn thép. Trong các diễn biến sau này của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, quân Đức còn tiếp tục sử dụng chiến thuật này trong các trận đánh ở cả hai mặt trận phía Đông và phía Tây, điển hình là các trận đánh trên bờ sông Mets, vùng Strasburg ở mặt trận phía Tây và các trận Korsun - Shevchenko và giai đoạn cuối chiến dịch phòng ngự trên vùng hồ Balalton ở mặt trận phía Đông.[2]Đối với quân đội Liên Xô, đây là lần đầu tiên họ thực hiện tấn công trên một chiều sâu dài chưa từng có kể từ đầu cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Vì vậy đã xảy ra tình trạng gián đoạn phổ biến trong việc tiếp tế vũ khí, đạn dược, nhiêu liệu, lương thực và bổ sung quân số. Một nghịch lý đã diễn ra là muốn hợp vây quân Đức đang rút lui thì phải tăng tốc độ hành quân. Nhưng điều đó lại mâu thuẫn với trang thiết bị hiện có cũng như những khó khăn về tiếp tế hậu cần trong điều kiện hầu như không có một tuyến vận chuyển nào không bị phá hoại đến mức các phương tiện thô sơ còn có hiệu quả hơn cả các phương tiện cơ giới.[7] Điều đó đã dẫn đến hậu quả là các cuộc tấn công của các tập đoàn quân Liên Xô đều bị "hụt hơi" ở giai đoạn cuối. Khi gặp phải đội hình phòng ngự vững chắc của quân Đức trên tuyến sông Manych, sức chiến đấu của quân đội Liên Xô bị giảm sút đáng kể, không còn đủ lực lượng và phương tiện để đột phá tuyến phòng thủ của quân Đức.[8]

Chiến_dịch_phản_công_Salsk-Rostov

Thay đổilãnh thổ Liên Xô chiếm lại toàn bộ vùng Kavkaz (trừ bán đảo Taman)
Thời gianĐịa điểmKết quảThay đổilãnh thổ
Thời gian1 tháng 114 tháng 2 năm 1943
Địa điểm
Thảo nguyên Salsk - Kalmyk, (Bắc Kavkaz và thành phố Rostov, Liên Xô
Kết quảLiên Xô chiến thắng nhưng không bao vây được quân Đức
Thay đổi
lãnh thổ
Liên Xô chiếm lại toàn bộ vùng Kavkaz (trừ bán đảo Taman)
Kết quả Liên Xô chiến thắng nhưng không bao vây được quân Đức
Thời gian 1 tháng 114 tháng 2 năm 1943
Địa điểm
Thảo nguyên Salsk - Kalmyk, (Bắc Kavkaz và thành phố Rostov, Liên Xô