Cacnalit
Cacnalit

Cacnalit

Carnalit hay Cacnalit, còn được viết là các-na-lít, là một khoáng vật hình thành do bốc hơi, thành phần kali magiê clorua ngậm nước có công thức KMgCl3•6(H2O). Nó có màu biến đổi từ vàng sang trắng, đỏ, và đôi khi không màu hoặc màu xanh. Nó thường thành khối lớn dạng sợi với một ít tinh thể thoi giả lục lăng (pseudohexagonal orthorhombic). Cacnalit dễ bị chảy do hấp thụ độ ẩm từ không khí xung quanh, nên mẫu vật phải được lưu trữ trong hộp kín.Cacnalit được kỹ sư khai thác mỏ người Phổ Rudolf von Carnall (1804-1874) mô tả lần đầu tiên vào năm 1856 từ nơi tìm thấy ở địa tầng Staßfurt, bang Sachsen-Anhalt, Đức, và được đặt theo tên ông.

Cacnalit

Tính trong mờ Trong suốt đến trong mờ
Màu Lam, không màu, vàng, trắng, đỏ
Công thức hóa học KMgCl3·6(H2O)
Song tinh Dưới áp suất có thể tạo ra phiến mỏng song sinh
Phân tử gam 277.85
Độ cứng Mohs 2.5
Màu vết vạch Trắng
Phân loại Strunz 03.BA.10
Khúc xạ kép 0.0270
Thuộc tính quang Song trục (Biaxial) (+)
Hệ tinh thể Thoi tám cạnh Orthorhombic, (2/m 2/m 2/m), Nhóm không gian space group: Pcna
Tỷ trọng riêng 1.6
Mật độ 1.598 g/cm3
Dạng thường tinh thể Có sợi thớ
Tham chiếu [1][2][3]
Góc 2V 70
Ánh Nhờn mỡ
Vết vỡ Conchoidal
Thể loại Khoáng vật halua
Chiết suất nα = 1.467
nβ = 1.476
nγ = 1.494
Cát khai Không