Bệnh_cơ_tim_phì_đại

Bệnh cơ tim phì đại (tiếng Anh:Hypertrophic cardiomyopathy, viết tắt là HCM) là một bệnh gây nên tình trạng một phần của tim trở nên dày lên mà không có nguyên nhân rõ ràng.[9] Chính điều này dẫn đến việc tim giảm đi khả năng bơm máu hiệu quả.[3] Các triệu chứng khác nhau của bệnh cơ tim phì đại có thể từ không có cảm giác gì đến mệt mỏi, sưng chân và khó thở.[2] Chứng bệnh này cũng có thể dẫn đến đau ngực hoặc ngất xỉu.[2] Các biến chứng bao gồm suy tim, nhịp tim không đều và đột tử do tim.[3][4]Điều trị bệnh này có thể bao gồm việc sử dụng thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu hoặc disopyramid.[7] Một máy khử rung tim cấy ghép có thể được khuyến cáo ở những người có một số loại nhịp tim bất thường nhất định.[7] Phẫu thuật, dưới hình thức cắt bỏ tủy hoặc cấy ghép tim, có thể được thực hiện ở những người không cải thiện khi áp dụng các biện pháp khác.[7] Với phương cách điều trị, nguy cơ tử vong do bệnh này ít hơn một phần trăm mỗi năm.[8]Bệnh cơ tim phì đại ảnh hưởng với tỉ lệ khoảng 1 trên 500 người.[9] Tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới và nữ giới là bằng nhau.[9] Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể bị ảnh hưởng.[9] Mô tả hiện đại đầu tiên của căn bệnh này do Donald Teare công bố vào năm 1958.[10][11]

Bệnh_cơ_tim_phì_đại

Tần suất 1 trên 500 người[9]
Tiên lượng Ít hơn 1% một năm nguy cơ tử vong (Điều trị)[8]
Phương thức chẩn đoán Điện tâm đồ, siêu âm tim, kiểm tra căng thẳng, xét nghiệm di truyền[7]
Nguyên nhân Di truyền, Bệnh Fabry, Bệnh mất điều hòa của Friedreich, một số loại thuốc[5][6]
Khoa Bệnh tim
Dược phẩm nội khoa Thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu, disopyramid[7]
Đồng nghĩa Phì đại vách ngăn không đối xứng,
hẹp động mạch chủ phì đại phì đại vô căn[1]
Tình trạng tương tự Bệnh tim tăng huyết áp, hẹp động mạch chủ, giãn tim[5]
Biến chứng Suy tim, Chứng loạn nhịp tim, Ngừng tim[3][4]
Triệu chứng Cảm thấy mệt mỏi, phù nề bàn chân, khó thở, đau ngực, ngất xỉu[2]
Điều trị Thuốc, cấy ghép máy khử rung tim, phẫu thuật[7]