Bóng_đá_nữ_Ả_Rập_Xê_Út

Liên đoàn bóng đá Ả Rập Xê Út (SAFF) được thành lập năm 1956 và gia nhập FIFA cùng năm đó.[1][2] Tuy nhiên phụ nữ không nằm trong dự án Goals! mà nước này phối hợp với FIFA.[2] Cho tới năm 2011, trong nội bộ liên đoàn đã có một nỗ lực nhằm lập ra các chương trình bóng đá nữ ở các trường đại học, với việc thu thập kinh nghiệm từ các liên đoàn nước khác trong đó có Mỹ, Đức, Brasil và Vương quốc Liên hiệp Anh.[3] Liên đoàn cũng có những nỗ lực cải thiện chất lượng đội tuyển nam quốc gia Ả Rập Xê Út.[4]Vào năm 2006, câu lạc bộ bóng đá nữ King's United được thành lập và là đội bóng đá nữ đầu tiên ở nước này.[5] Vào năm 2009, họ tập luyện ở Jeddah.[6] Đội ban đầu được Hoàng tử Alwaleed bin Talal tài trợ nhưng do phải đối mặt với sự theo dõi quá sát sao từ giới truyền thông, ông buộc phải từ bỏ sự ủng hộ của mình vào năm 2009.[7] Năm 2012, đội tập luyện ba tuần một lần và phải tránh tầm mắt của nam giới khi mặc áo bóng đá ngắn tay và quần đùi. Đội được huấn luyện bởi Reema Abdullah, người đồng thời cũng là tiền đạo của đội. Đội gồm 35 cầu thủ trong độ tuổi 13 tới 35.[5] Các đội bóng nữ khác cũng được thành lập ở các thành phố RiyadhDammam và một giải đấu được tổ chức vào năm 2008,với bảy đội thi đấu và đội chiến thắng là King's United.[5][7] Trận đấu bóng đá nữ đầu tiên diễn ra vào tháng 1 năm 2008 khi đội Đại học Hoàng tử Mohammad bin Fahd vượt qua Cao đẳng Al-Yamamah trên sân vận động Hoàng tử Mohamed bin Fahd trong một trận đấu phải giải quyết bằng luân lưu với khán giả hoàn toàn là phụ nữ. Cầu thủ của trận đấu là thủ môn của đội Cao đẳng Al-Yamamah.[8] Vào tháng 3 năm 2009, một trận bóng đá nữ từ thiện được tổ chức giữa một đội mang tên "Đại học" và một đội mang tên "Barcelona" với khán giả là 400 nữ cổ động viên. Đội Đại học thắng 2-1 và nhận 81.000RS (21.598 đôla Mỹ) nhằm chuyển cho những người tàn tật ở miền đông vương quốc.[9]Tính đến năm 2006[cập nhật], không có dữ liệu về số cầu thủ nữ ở Ả Rập Xê Út.[1] Vào năm 2006, các nước Bắc Âu phản ứng trước việc chính quyền Ả Rập Xê Út cấm phụ nữ xem trận đấu giữa đội tuyển bóng đá quốc gia Ả Rập Xê Útđội tuyển bóng đá quốc gia Thụy Điển.[10] Vào năm 2008, tác giả Gary Brecher cho rằng tình thế của bóng đá nữ ở Trung Đông đang gặp thời trước làn sóng tự do và dân chủ trong khu vực.[11] Một giải đấu thể thao trường học toàn nữ được tổ chức tại Đại học Effat vào năm 2010. Giải bị chính quyền Saudi thẩm tra vì, theo Ahmed al-Zahrani, giám đốc Sở Giáo dục Nữ sinh Jeddah, đất nước không có "bất kỳ luật lệ nào nói rằng các trường nữ sinh được phép tổ chức các lớp thể thao hay tập luyện thể thao".[6] Vào năm 2011, bóng đá nữ được xem là cách để chiến đấu với sự gia tăng tỉ lệ béo phì ở nước này.[12]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bóng_đá_nữ_Ả_Rập_Xê_Út http://www.cbc.ca/news/canada/montreal/story/2012/... http://www.arabianbusiness.com/saudi-women-push-fo... http://www.arabianbusiness.com/saudi-women-take-pa... http://articles.cnn.com/2010-12-21/world/saudi.ara... http://edition.cnn.com/2012/03/23/sport/saudi-wome... http://www.eurasiareview.com/27052012-conservative... http://www.fifa.com/mm/document/afdeveloping/women... http://www.fifa.com/mm/goalproject/ksa_eng.pdf http://sports.espn.go.com/espn/wire?section=oly&id... http://books.google.com/books?id=BwmsLxiWvnwC&pg=P...