Bát_vạn_đại_tạng_kinh
Bát_vạn_đại_tạng_kinh

Bát_vạn_đại_tạng_kinh

Bát vạn đại tạng kinh hay Cao Ly đại tạng kinh hay Cao Ly tam tạng (phiên âm latinh: Palman Daejanggyeong; dịch nghĩa Tripitaka Koreana; nghĩa là "tám vạn tam tạng") là một bộ tập hợp các bản khắc kinh Phật trên 81.000 khối gỗ được thực hiện dưới thời vua Cao Ly Cao Tông (Tam tạng (các bản khắc tay kinh Phật, là từ tiếng Phạn có nghĩa là "ba cái rổ"), khắc trên 81.340 tấm gỗ in vào thế kỷ 13. Đầy là một bản nguyên vẹn và đầy đủ nhất về giáo quy bằng chữ Hán của thế giới, không có lỗi hay đính chính nào với 52.382.960 chữ được sắp xếp thành hơn 1496 đề mục và 6568 tập. Mỗi miếng gỗ có kích thước 70x24cm. Chiều dày của miếng gỗ khoảng 2,6–4 cm và mỗi tấm nặng khoảng 3–4 kg.Tác phẩm chạm khắc được lưu giữ ở Haeinsa (Hải Ấn Tự), một ngôi chùa Phật giáo ở tỉnh Nam Gyeongsang, ở Hàn Quốc.Tên gọi "Cao Ly đại tạng kinh" xuất phát từ "Cao Ly", tên gọi Triều Tiên từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 14. Nó được dùng làm nguồn tham khảo cho ấn bản Taisho Shinshu Daizokyo.Bát vạn đại tạng kinh được khắc lần đầu vào năm 1087, khi Cao Ly bị người Khiết Đan xâm lược trong cuộc chiến tranh Cao Ly-Khiết Đan lần 3. Việc khắc chạm kinh này được xem là mang lại may mắn cầu nguyện Đức Phật cứu giúp.Ủy ban UNESCO đánh giá Bát vạn đại tạng kinh là một trong những tác phẩm vô giá không chỉ là "bản khắc quan trọng và đầy đủ nhất về học thuyết Phật giáo trên thế giới mà nó còn có giá trị về mặt thẩm mỹ chứng tỏ một trình độ tay nghề cao". Bát vạn đại tạng kinh đã được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới.[1]

Bát_vạn_đại_tạng_kinh

Hanja
[八萬大藏經
cũng 高麗大藏經] lỗi: {{lang}}: văn bản có thẻ đánh dấu in xiên (trợ giúp)
Romaja quốc ngữ Palman Daejanggyeong
cũng Goryeo Daejanggyeong
Hangul
[팔만 대장경
cũng 고려 대장경] lỗi: {{lang}}: văn bản có thẻ đánh dấu in xiên (trợ giúp)
McCune–Reischauer P'alman Taejanggyŏng
cũng Koryŏ Taejanggyŏng