Bát_chính_đạo
Bát_chính_đạo

Bát_chính_đạo

Bát chánh đạo (zh. bāzhèngdào 八正道, tiếng Ấn Độ: ariyo aṭṭhaṅgiko maggo,tiếng Phạn: āryāṣṭāṅgamārga་), còn gọi là Bát Thánh đạo, Bát chi Thánh đạo, Bát Thánh đạo phần, Bát trực hành, Bát đạo hành, Bát chánh, Bát đạo, Bát chi, Bát pháp, Bát lộ.[1]Bát chánh đạo là con đường tám nhánh để giải thoát khỏi Khổ (sa. duḥkha). "Bát Thánh đạo là giáo lý căn bản của Ðạo đế (trong Tứ đế) gồm ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Ðây là con đường độc nhất đi vào giải thoát hết thảy các lậu hoặc, đạt được quả vị Alahán.Hành giả có thể đi vào giải thoát bằng ngõ Bảy Giác chi, Bốn Niệm xứ... nhưng tất cả những ngõ đường ấy đều được bao hàm trong Bát Thánh đạo. Nếu tâm của hành giả thực hành các pháp môn ngoại đạo, ở ngoài sự vận dụng tám chi phần Bát Thánh đạo, thì quyết định hành giả không thể chứng đắc các quả vị của Sa-môn, đi vào giải thoát toàn vẹn, như lời dạy của Thế Tôn ở Sư Tử Hống Tiểu Kinh (Trung Bộ Kinh I)"[2].Từ Bát chánh đạo xuất hiện phổ biến hơn Bát chính đạo. "Chính" hay "chánh" chỉ là cách phiên âm khác nhau của cùng một từ "正" mà thôi.Bát-chánh-đạo có 8 chánh:1- Chánh-kiến (Sammādiṭṭhi): Trí-tuệ chân-chính là trí-tuệ-thiền-tuệ chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế.2- Chánh-tư-duy (Sammāsaṅkappa): Tư-duy chân- chính là:- Tư-duy thoát ra khỏi ngũ dục,- Tư-duy không làm khổ mình khổ người, - Tư-duy không làm hại mình hại người.3- Chánh-ngữ (Sammāvācā): Lời nói chân-chính là: - Không nói-dối, mà nói lời chân thật,- Không nói lời chia rẽ, mà nói lời hoà hợp,- Không nói lời thô tục, mà nói lời nhã nhặn,- Không nói lời vô ích, mà nói lời hữu ích.4- Chánh-nghiệp (Sammākammanta): Nghề nghiệp chân-chính là:- Không sát-sinh, - Không trộm-cắp, - Không tà-dâm.5- Chánh-mạng (Sammā-ājīva): Nuôi mạng chân- chính là tránh xa cách sống tà-mạng do thân hành ác và khẩu hành ác.6- Chánh-tinh-tấn (Sammāvāyāma): Tinh-tấn chân- chính là:- Tinh-tấn ngăn ác pháp chưa sinh, không phát sinh.- Tinh-tấn diệt ác pháp đã phát sinh.- Tinh-tấn làm cho thiện pháp chưa sinh, được phát sinh. - Tinh-tấn làm tăng trưởng thiện pháp đã phát sinh.7- Chánh-niệm (Sammāsati) là niệm chân-chính có 4 pháp là pháp-hành tứ-niệm-xứ:- Thân niệm-xứ: Thân là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.- Thọ niệm-xứ: Thọ là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.- Tâm niệm-xứ: Tâm là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.- Pháp niệm-xứ: Pháp là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.8- Chánh-định (Sammāsamādhi): Định chân-chính là định-tâm trong các bậc thiền siêu-tam-giới có Niết-bàn là đối-tượng.Bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh chỉ đồng sinh trong 8 hoặc 40 tâm siêu-tam-giới có Niết-bàn là đối-tượng mà thôi, bởi vì trong bát-chánh-đạo có ba chánh: chánh- ngữ, chánh-nghiệp và chánh-mạng là ba chế-ngự tâm-sở thuộc loại niyata-ekatocetasika: ba tâm-sở cố định chỉ đồng sinh trong 8 hoặc 40 siêu-tam-giới-tâm có Niết- bàn là đối-tượng mà thôi.Tuy nhiên, bát-chánh-đạo có 8 chánh đó là 8 tâm-sở:- Chánh-kiến đó là trí-tuệ tâm-sở.- Chánh-tư-duy đó là hướng-tâm tâm-sở.- Chánh-ngữ đó là chánh-ngữ tâm-sở.- Chánh-nghiệp đó là chánh-nghiệp tâm-sở. - Chánh-mạng đó là chánh-mạng tâm-sở.- Chánh-tinh-tấn đó là tinh-tấn tâm-sở.- Chánh-niệm đó là niệm tâm-sở.- Chánh-định đó là nhất-tâm tâm-sở.Tám tâm-sở này không thể đồng sinh với dục-giới-tâm, sắc-giới-tâm, vô-sắc-giới-tâm, bởi vì trong bát chánh đạocó 3 chánh: chánh-ngữ, chánh-nghiệp và chánh-mạng là 3 chế-ngự tâm-sở này thuộc về loại aniyata-yogīcetasika: bất-định tâm-sở gọi là nānākadāci: mỗi tâm-sở này sinh riêng rẽ và không nhất định trong 8 dục-giới đại-thiện-tâm, bởi vì mỗi tâm và tâm-sở này có mỗi đối-tượng khác nhau.