Bà-la-môn

Bà-la-môn hay brahmin (zh. 婆羅門, sa., pi. brāhmaṇa) là danh từ chỉ một đẳng cấp, một hạng người tại Ấn Độ. Thuộc về đẳng cấp Bà-la-môn là các tu sĩ, triết gia, học giả và các vị lãnh đạo tôn giáo. Dân chúng Ấn Độ rất tôn trọng đẳng cấp này.Thứ tự của các hạng người trong xã hội Ấn Độ:Trong thời kỳ Tất-đạt-đa Cồ-đàm còn sống, cấp này là cấp thứ hai của bốn cấp (sau thời Tất-đạt-đa đến bây giờ là cấp cao nhất) trong hệ thống xã hội và, vì vậy, họ rất kiêu mạn. Nhiều Bà-la-môn cho rằng chỉ họ mới mang dòng máu "trắng" là dòng máu trong sạch và tất cả các hạng người còn lại chỉ sống để phụng thờ họ. Trong những bài kinh thuộc văn hệ Pali (Bộ kinh), Phật không hề chống đối giai cấp Bà-la-môn nhưng lại bảo rằng không phải sinh ra trong một gia đình dòng dõi Bà-la-môn là tự nhiên trở thành một Bà-la-môn. Người ta "trở thành" một Bà-la-môn với những hành động, những ý nghĩ cao thượng và đó chính là những tiêu chuẩn đích thật. Bất cứ người nào cũng có thể được gọi là Bà-la-môn nếu họ đạt những tư cách nói trên. Đây là một chiến thuật tuyệt vời của Phật khi ngài chuyển ý nghĩa "giai cấp Bà-la-môn" thành một danh từ "đạo đức Bà-la-môn", tức là một người có đầy đủ đức hạnh, vượt mọi giai cấp xã hội thời đó (Tập bộ kinh). Phật thuyết trong Tiểu bộ kinh (Tự thuyết I. 5, udāna):