Ban_đêm_vùng_cực
Ban_đêm_vùng_cực

Ban_đêm_vùng_cực

Ban đêm vùng cực hay đêm vùng cực là thời gian mà đêm kéo dài trên 24 giờ, thông thường diễn ra bên trong các vòng cực trong mùa đông tại bán cầu đó. Hiện tượng ngược lại, khi Mặt Trời nằm trên đường chân trời trong suốt một thời gian dài được gọi là ban ngày vùng cực hay mặt trời lúc nửa đêm diễn ra trong mùa hè tại bán cầu đó.Một sai lầm phổ biến là cho rằng tại mỗi điểm bên trong vòng cực, hoặc ở điểm nơi có sự xuất hiện của mặt trời giữa đêm thì ngày có thời gian ban ngày ngắn nhất là hoàn toàn tối tăm. Do tranh tối tranh sáng nên nó không tuyệt đối đúng. Tại các nơi rất gần với hai cực thì điều này là đúng, nhưng tại các khu vực rất gần với vòng Bắc Cựcvòng Nam Cực thì ban ngày vùng cực là có, nhưng ban đêm vùng cực thì không (do khúc xạ nên ánh sáng vẫn còn ngay cả khi Mặt Trời đã lặn dưới đường chân trời trong khoảng các góc của hoàng hôn hay rạng đông dân dụng). Trên thực tế, các khu vực vùng cực có thời gian tranh tối tranh sáng trong suốt cả năm nhiều hơn so với các khu vực nằm gần xích đạo.Trong các khu vực bên trong vòng cực, độ dài thời gian khi mặt trời nằm dưới đường chân trời dao động từ 20 giờ (tại các vĩ độ trên vòng cực) tới 179 ngày ở hai địa cực. Tuy nhiên, không phải toàn bộ khoảng thời gian này đều được coi là ban đêm vùng cực, do có thể có nhiều ánh sáng mặt trời ở những khoảng thời gian ngay trước và ngay sau của ban đêm vùng cực vì hiện tượng khúc xạ. Vì thế, người ta có thể nói rằng khoảng thời gian mà mặt trời nằm ở phía trên đường chân trời tại hai cực là 186 ngày. Có sự bất đối xứng về số lượng ngày vùng cực và đêm vùng cực là do khoảng thời gian mặt trời nằm một phần phía trên đường chân trời được coi là thuộc khoảng thời gian "ban ngày".