Akhenaton
Akhenaton

Akhenaton

Akhenaten (/ˌækəˈnɑːtən/;[1] còn được viết là Echnaton,[7] Akhenaton,[8]Ikhnaton,[9]Khuenaten;[10][11] có nghĩa là Người lính của Aten), ông còn được biết đến với tên gọi là Amenhotep IV (nghĩa là thần Amun hài lòng) trong giai đoạn trước năm trị vì thứ Năm, là một pharaon của vương triều thứ Mười tám của Ai Cập, ông đã cai trị 17 năm và có lẽ đã qua đời vào năm 1336 TCN hoặc 1334 TCN. Triều đại của ông đặc biệt được chú ý bởi việc từ bỏ tín ngưỡng đa thần giáo của Ai cập và chuyển sang tín ngưỡng thờ cúng một vị thần duy nhất – thần Mặt Trời Aten, mà đôi khi được coi là bái nhất thần giáo, đơn nhất thần giáo, thậm chí là hầu như độc thần giáo.Akhenaten đã cố gắng tạo ra một sự thay đổi so với tôn giáo truyền thống, nhưng cuối cùng thì nó cũng sẽ không bao giờ được chấp nhận. Sau khi ông qua đời, các công trình của ông đã bị đập vỡ và phá hủy, những bức tượng của ông thì bị hủy hoại và tên của ông bị loại bỏ khỏi các bản danh sách vua[12]. Việc thực hành tôn giáo truyền thống đã được phục hồi một cách dần dần, và vài thập niên sau khi các vị vua mới không thuộc dòng dõi của vương triều thứ 18 thành lập nên một vương triều mới, họ đã bôi nhọ Akhenaten cùng những vị vua kế vị trực tiếp của ông, và nhắc đến Akhenaten như là "kẻ thù" hoặc "kẻ phạm tội đó" trong các hồ sơ lưu trữ[13].Ông gần như hoàn toàn biến mất khỏi lịch sử cho đến khi được phát hiện lại vào thế kỷ 19Amarna, thành phố mà ông đã xây dựng cho thần Aten.[14] Những cuộc khai quật thời kì đầu tại Amarna được tiến hành bởi Flinders Petrie đã khuấy động lên sự quan tâm đến vị vua bí ẩn cùng với đó là một xác ướp được tìm thấy trong ngôi mộ KV55, nó được Edward R. Ayrton khai quật vào năm 1907, xác ướp này có thể là của Akhenaten. Bằng phương pháp phân tích ADN, các nhà khảo cổ học đã xác định rằng người đàn ông được chôn cất trong ngôi mộ KV55 là cha của vua Tutankhamun,,[15] nhưng việc nhận dạng xác ướp này là Akhenaten lại vẫn đang chưa có lời giải[6][16][17][18][19]Ngày nay, sự quan tâm dành cho Akhenaten và nữ hoàng Nefertiti phần nào đó có liên quan đến Tutankhamun (mặc dù người mẹ của Tutankhamun không phải là Nefertiti, mà là một phụ nữ được các nhà khảo cổ học gọi là Quý bà trẻ), và một phần đến từ phong cách độc đáo và giá trị thẩm mỹ cao của những tác phẩm nghệ thuật được ông bảo trợ, và một phần là từ sự quan tâm không ngừng dành cho tôn giáo mà ông đã cố gắng thiết lập.

Akhenaton

Con cái Smenkhkare?
Meritaten
Meketaten
Ankhesenamun
Neferneferuaten Tasherit
Neferneferure
Setepenre
Tutankhamun
Ankhesenpaaten Tasherit?
Chôn cất Lăng mộ hoàng gia của Akhenaten, Amarna (ngôi mộ ban đầu)
KV55 (tranh cãi)[6]
Vương triều 1353–1336 TCN[2] hoặc
1351–1334 TCN[3] (Vương triều thứ Mười tám của Ai Cập)
Mẹ Tiye
Tên ngai (Praenomen) Tên riêng Tên Horus Tên Nebty (hai quý bà) Tên Horus Vàng
Tên ngai (Praenomen)

Neferkheperure-waenre (Năm 1-17)
Đẹp thay khi là hiện thân của Re[4] con người của Re


Tên riêng

Amenhotep Netjer-Heqa-Waset(Year 1-4)[5]


Akhenaten (after Year 4 of his reign)
Linh hồn sống của thần Aten[4]




Tên Horus

Kanakht-qai-Shuti(Năm 1-4)[5]


Kanakht-Meryaten (Sau năm 4)
Con bò đực hùng mạnh, tình yêu của Aten




Tên Nebty
(hai quý bà)

Wer-nesut-em-Ipet-swt(Năm 1-4)[5]





Wer-nesut-em-Akhetaten (Sau năm 4)
Vương quyền vĩ đại ở trong Akhetaten





Tên Horus Vàng

Wetjes-khau-em-Iunu-Shemay(Năm 1-4)[5]



Wetjes-ren-en-Aten (Sau năm 4)
Người giữ gìn tên gọi của Aten





Lăng mộ Akhetaten, Gempaaten, Hwt-Benben
Tiên vương Amenhotep III
Mất 1336 hoặc 1334 TCN
Kế vị Smenkhkare
Hôn phối Nefertiti
Kiya
Meritaten
Ankhesenamun
Một người em gái không rõ danh tính
Cha Amenhotep III

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Akhenaton http://www.uca.edu.ar/esp/sec-ffilosofia/esp/docs-... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/11544/Ak... http://www.britannica.com/eb/article-9005276/Akhen... http://www.comparative-religion.com/ancient/akhena... http://www.dailynewsegypt.com/2014/02/06/pharaon http://www.dayralbarsha.com/node/124 http://abcnews.go.com/International/wireStory?id=9... http://www.mansooramarnacollection.com/ http://ngm.nationalgeographic.com/2010/09/tut-dna/... http://www.nationalgeographic.com/magazine/2017/05...