Động_vật_biểu_trưng

Biểu tượng động vật hay động vật biểu trưng (Animal symbolicum) hay hình tượng động vật hiểu theo nghĩa đen là "làm biểu tượng" (symbol-making) hay "động vật tượng trưng" (symbolizing animal) là một định nghĩa về con người do một người ĐứcErnst Cassirer đề xuất, trong đó, thuật ngữ này mô tả những khía cạnh hình tượng của động vật với con người trong sự liên tưởng qua lại về mặt triết lý đến những loài động vật mà sẽ biểu lộ, bọc lộ những cái bản ngã của con người. Điều này liên hệ với chủ nghĩa động vật (Animalism), theo đó, trong tiểu ngành triết học của bản thể học, chủ nghĩa động vật là một lý thuyết theo đó coi con người là động vật, và khái niệm về chủ nghĩa động vật được ủng hộ bởi các nhà triết học Eric T. Olson, Paul Snowdon, Stephan Blatti và David Wiggins. Trong nhiều ngôn ngữ, tên của các con vật để chỉ tượng trưng cho tính cách của con người, tuy nhiên ý nghĩa của các con vật lại không giống nhau trong các thứ tiếng. Trong văn hóa nhân loại, thỉnh thoảng có những con vật được sùng bái hơn các con vật khác vì đặc tính nổi trội của chúng như hổ, sư tử, sói, đại bàng. Lại có những loài dù không gây hại cho loài người nhưng vẫn bị nhìn nhận ở hàng thấp kém như , lừa, lợn, cừu dù thực tế bò, lừa, lợn, cừu đóng góp ích lợi cho con người gấp nhiều lần hổ, sư tử, sói hoặc đại bàng. Người ta có xu hướng sùng bái những thứ dữ tợn và nguy hiểm, còn những thứ an toàn, hiền lành thì bị coi thấp kém, ít giá trị, đây là một mâu thuẫn phổ biến và tồn tại lâu dài.