Đội_tuyển_bóng_đá_quốc_gia_Việt_Nam

Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Namđội tuyển bóng đá nam quốc gia đại diện cho Việt Nam tham dự các giải đấu môn thể thao bóng đá nam quốc tế và được Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) quản lý.Thời điểm Việt Nam bị chia cắt thành hai miền 1954, có hai đội bóng tự nhận là đội tuyển bóng đá quốc gia tồn tại ở mỗi miền và cả hai đều được kiểm soát bởi các Hiệp hội bóng đá Việt Nam tương ứng. Vào cuối những năm 1950, Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam Cộng hòa, là một trong bốn đội tiến vào vòng chung kết Cúp bóng đá châu Á 1956Cúp bóng đá châu Á 1960, đứng hạng tư cả hai lần. Đội cũng đã vô địch Giải Merdeka lần thứ 10 tại Malaysia năm 1966. Sau khi Việt Nam thống nhất năm 1976, Hiệp hội bóng đá Việt Nam được đổi tên thành Liên đoàn bóng đá Việt Nam.Do những sự kiện lịch sử xảy ra ở nước này trong suốt thế kỷ 20 (đa phần là chiến tranh), với sự chiếm đóng của Nhật Bản ở Đông Dương, Chiến tranh Đông Dương, Chiến tranh Việt Nam, Chiến tranh biên giới Việt–Trung, Chiến tranh biên giới Tây Nam, xung đột với Thái Lan, bóng đá Việt Nam có thể được coi là vẫn còn rất sơ khai và chưa được biết đến rong rai trên toàn cầu. Mặc dù vậy, Việt Nam ngày càng được chú ý vì là một đội bóng có tinh thần mạnh mẽ, với thành tích vị trí thứ 4 vào năm 1956 và 1960 tại Asian Cup với tư cách Việt Nam Cộng hòa; và mặc dù đội chỉ được tham gia hai kỳ Asian Cup vào năm 20072019 với tư cách là một quốc gia thống nhất, đội bóng đã trở thành đội đại diện đến từ Đông Nam Á có thành tích tốt nhất trong cả hai lần, đều lọt vào tứ kết.Từ những năm 1990 khi Việt Nam gia nhập bóng đá toàn cầu, môn thể thao này sớm trở thành một phần của xã hội Việt Nam và là vũ khí để chống lại danh tiếng tiêu cực của đất nước do chiến tranh Việt Nam và sau đó là xung đột với các nước láng giềng. Điều này làm cho đội tuyển quốc gia trở thành một phần của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam. Những người hâm mộ bóng đá Việt Nam được mệnh danh là một trong những người hâm mộ cuồng nhiệt nhất trên thế giới, nổi tiếng với những lễ kỷ niệm lớn về thành tích của đội,[5] bất kể đó là đội tuyển quốc gia hay đội tuyển trẻ.[6]

Đội_tuyển_bóng_đá_quốc_gia_Việt_Nam

Ghi bàn nhiều nhất Lê Công Vinh (51)
HLV trưởng Park Hang-seo
Liên đoàn châu lục AFC (châu Á)
Đội trưởng Quế Ngọc Hải
Liên đoàn khu vực AFF (Đông Nam Á)
Biệt danh Những ngôi sao vàng
Những con rồng vàng[1]
Thi đấu nhiều nhất Lê Công Vinh (85)
Sân nhà Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình
Thấp nhất 175 (tháng 1 năm 1995)
Cao nhất 58 (tháng 10 năm 2002)
Mã FIFA VIE
Hiện tại 104 8 (1 tháng 8 năm 2020)[3]
Hiệp hội VFF (Việt Nam)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đội_tuyển_bóng_đá_quốc_gia_Việt_Nam http://en.fifa.com/worldfootball/statisticsandreco... http://www.fifa.com/associations/association=vie/i... http://groups.google.com/forum/#!topic/soc.culture... http://stats.the-afc.com/match_report/16265 http://stats.the-afc.com/match_report/16270 http://stats.the-afc.com/match_report/16271 http://www.eloratings.net/North_Vietnam http://www.aseanfootball.org http://thethao.thanhnien.com.vn/pages/20141119/doi... http://vff.com.vn/default.aspx?mod=DetailNews&fNew...