Định_nghĩa_hành_tinh
Định_nghĩa_hành_tinh

Định_nghĩa_hành_tinh

Định nghĩa của hành tinh, từ khi nó được nghĩ ra bởi người Hy Lạp cổ đại, đã bao gồm trong phạm vi của nó một lượng lớn các thiên thể của Hệ mặt trời. Các nhà Thiên văn học Hy lạp đã sử dụng cụm từ asteres planetai (ἀστέρες πλανῆται), những ngôi sao lang thang, cho những vật thể nào di chuyển trên bầu trời một cách rõ ràng. Trải qua nhiều thiên niên kỉ, cụm từ ấy đã bao gồm nhiều vật thể khác nhau, từ Mặt trờiMặt Trăng cho đến vệ tinh và các thiên thạch.Vào cuối thế kỉ 19 thì từ hành tinh, mặc dù nó vẫn chưa được định nghĩa, đã trở thành một thuật ngữ chỉ được áp dụng cho một bộ phận nhỏ các vật thể trong Hệ mặt trời. Sau năm 1992, các nhà thiên văn học đã khám phá ra được nhiều các vật thể khác nữa ở phía bên kia quỹ đạo của Sao Hải Vương và đồng thời hàng trăm những vật thể quay quanh các ngôi sao khác. Những khám phá này đã không những làm tăng số lượng các hành tinh tiềm năng, mà còn mở rộng sự đa dạng và tính đặc thù của chúng. Một số trong chúng gần đủ to để là những ngôi sao, trong khi một số khác lại nhỏ hơn Mặt Trăng của Trái Đất. Những phát hiện này thách thức những quan niệm đã có từ lâu về khái niệm một hành tinh có thể là gì.Vấn đề về cần một định nghĩa rõ ràng cho hành tinh trở nên cấp bách vào năm 2005 khi phát hiện về thiên thể bên ngoài Sao Hải Vương Eris, là một thiên thể lớn hơn hành tinh nhỏ nhất lúc nó vẫn được chấp nhận là hành tinh, Pluto. Trong lần trả lời vào năm 2006, Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU), được các nhà thiên văn học biết đến như là một bộ phận thế giới chịu trách nhiệm về việc giải quyết vấn đề về thuật ngữ khoa học, đã cho ra đời quyết định của nó dành cho vấn đề này. Định nghĩa này, cái mà chỉ áp dụng cho Hệ Mặt trời, định nghĩa rằng một hành tinh là một thiên thể có quỹ đạo quanh Mặt trời, vừa đủ to lớn để nó có được trọng lực riêng để thành hình cầu và nó đã dọn dẹp vùng lân cận của riêng mình nơi có các vật thể nhỏ hơn xoay quanh quỹ đạo của nó. Dưới định nghĩa mới này, Pluto và các thiên thể bên ngoài Sao Hải Vương không được xem như là các hành tinh. Quyết định của IAU không giải quyết được tất cả các vấn đề gây tranh cãi và trong khi nhiều nhà khoa đã chấp nhận định nghĩa ấy, một số khác trong cộng đồng thiên văn lại phản đối nó hoàn toàn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Định_nghĩa_hành_tinh http://ebooks.adelaide.edu.au/a/aristotle/heavens/... http://www.bartleby.com/39/12.html http://www.geocities.com/astrologysources/classica... http://books.google.com/?id=3CEJAAAAIAAJ http://www.m-w.com/dictionary/planet http://www.theoi.com/Text/AratusPhaenomena.html http://www.theoi.com/Titan/AstraPlaneta.html http://classics.mit.edu/Plato/timaeus.html http://www.wsu.edu/~dee/ROME/SCIPIO.HTM http://www.wordsources.info/words-mod-planets.html