Đế_quốc_Inca
Đế_quốc_Inca

Đế_quốc_Inca

Đế quốc Inca hay Đế quốc Inka (Tiếng Quechua: Tawantinsuyu, nghĩa là "tứ địa phương" [3]), là đế quốc lớn nhất ở Châu Mỹ thời kì tiền Columbus.[4] Trung tâm hành chính, chính trị và quân sự của đế quốc là Cusco. Nền văn minh Inca khởi nguồn từ vùng cao nguyên Peru vào khoảng đầu thế kỷ XIII. Thành trì cuối cùng của đế quốc rơi vào tay Tây Ban Nha năm 1572.Từ năm 1438 đến 1533, người Inca kiểm soát phần lớn phía tây Nam Mỹ, tập trung ở dãy núi Andes, thông qua các cuộc chinh phạt và đồng hóa hòa bình. Thời kì hoàng kim, đế quốc này thống nhất toàn bộ Peru, tây nam Ecuador, tây và nam trung bộ Bolivia, tây bắc Argentina, hầu hết Chile ngày nay và tây nam Colombia sánh ngang với các đế quốc Á-Âu khác. Quốc ngữ là tiếng Quechua.[5] Nhiều tập tục thờ cúng địa phương tồn tại trong đế quốc, hầu hết thờ các huaca. Quốc giáo tôn thờ thần mặt trời Inti và nó quan trọng hơn các tôn giáo khác như Pachamama.[6] Người Inca coi vua của họ, Sapa Inca, là "con trai của mặt trời".[7]Đế quốc Inca không sở hữu những yếu tố công nghệ văn minh của Cựu thế giới. Nhà nhân chủng học Gordon McEwan có bình rằng:[8]Người Inca chưa sáng chế ra bánh xe. Họ không có thú để cưỡi hoặc súc vật để kéo xe hàng... [Họ] thiếu hiểu biết về sắt và thép... Hơn nữa, họ còn thiếu cả chữ viết... Mặc cho những thiếu sót căn bản ấy, người Inca đã có thể kiến thiết một đế quốc vĩ đại bậc nhất trong lịch sử nhân loại. Những thành tựu của Đế quốc Inca bao gồm những kiến trúc phi thường, đặc biệt là thuật điêu khắc đá, mạng lưới đường bộ khổng lồ dẫn đến mọi góc của đế quốc, nghề dệt vải mịn, sử dụng nút dây (quipu) để lưu giữ số liệu và liên lạc phương xa, những sáng kiến nông nghiệp thích nghi với môi trường khắc nghiệt, và hệ thông điều hành áp đặt lên người dân và giai cấp lao động.Các học giả mô tả nền kinh tế Inca khá mâu thuẫn:[9]... phong kiến, nô dịch, chủ nghĩa xã hội (tùy theo cách nhìn của từng người nó sẽ là thiên đường chủ nghĩa xã hội hoặc độc tài chủ nghĩa xã hội)Nền kinh tế của họ không có tiền và không có thị trường. Họ trao đổi hàng hóa và dịch vụ theo quan hệ đối ứng giữa các cá nhân, một cộng đồng, một nhóm người hoặc các nhà lãnh đạo Inca. "Sưu thuế" đối với dân là phải đóng góp lao động cho Đế quốc. Những nhà cai trị Inca (sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất) trả ơn bằng cách ban đất canh tác, hàng hóa và thức ăn đồ uống trong những dịp lễ hội cho nhân dân.[10]

Đế_quốc_Inca

Sapa Inca  
• 1527[1][2] 2,000,000 km2
(1 mi2)
• 1471–1493 Túpac Inca Yupanqui
Thời kỳ Tiền Cô-lôm-bô
• Quân kháng chiến Inca tan rã 1572
Hiện nay là một phần của  Argentina
 Bolivia
 Chile
 Colombia
 Ecuador
 Peru
Ngôn ngữ thông dụng Aymara, Puquina, ngữ tộc Jaqi, Muchik và nhiều ngôn ngữ nhỏ khác.
• 1532–1533 Atahualpa
Thủ đô Cusco
(1438–1533)
• Pachacuti lập quốc 1438
Tôn giáo chính Tôn giáo Inca
Chính phủ Thờ cúng quân chủ, quân chủ tuyệt đối
• Francisco Pizarro đánh dẹp đế quốc 1533
• 1493–1527 Huayna Capac
• Nội chiến Inca nổ ra giữa Huáscar và Atahualpa 1529–1532
• 1527–1532 Huáscar
• 1527 10.000.000
Ngôn ngữ chính thức Quechua
Vị thế Đế quốc
• 1438–1471 Pachacuti

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đế_quốc_Inca http://www.allempires.com/article/index.php?q=inca http://www.davideandrea.com/personal/ideas/inca_st... http://www.destination360.com/peru/machu-picchu.ph... //books.google.com/books?id=YyNo4Nsh_qQC //books.google.com/books?id=_gsFrnn9RzQC //books.google.com/books?id=j-FusDo4ssoC //books.google.com/books?id=xrjz_PgrAdsC&pg=PA60 http://www.kellscraft.com/IncaLand/incalandsconten... http://www.kb.dk/elib/mss/poma/ http://jwsr.pitt.edu/ojs/index.php/jwsr/article/vi...