Đặng_Xuân_Viện

Đặng Xuân Viện, tục danh là Bốn Đễ, bút danh Phục Ba, Thiện Đình, Đặng Nguyên Khu, Đặng Viết Nhiêu. Ông sinh năm 1880 tại làng Hành Thiện, mất năm 1958 tại Hà Nội, là con thứ tư của cụ nghè Đặng Xuân Bảng, học rộng nhưng không chuyên về cử nghiệp. Ông đã làm Thừa phái tỉnh Hưng Yên và Hòa Bình, được dăm năm thì xin nghỉ. Ông vốn dòng dõi nho học, chịu ảnh hưởng lớn của dân tộc. Ông có tham gia vào phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, bị thực dân phóng kiến theo dõi và bắt quản thúc ở quê nhà.Ông là một cây bút trong nhóm "Nam Việt Đồng Thiên Hội", biên soạn bộ Minh Đô sử gồm 100 quyển. Tác phẩm Hành Thiện xã chí của ông gồm 4 tập, tuy viết về một xã (làng) nhưng biên soạn và trình bày rất khoa học, có ích nhiều cho sử học, địa lý học và dân tộc học. Ông chuyên nghiên cứu về văn học và sử học, là người có khí phách và luôn nêu cao tinh thần dân tộc. Khi cụ Đặng Xuân Bảng mất, ông có đôi câu khóc cha nêu rõ chí hướng của mình:Cực chi trời, cây lặng gió chẳng đừng, công thư kiếm chưa đến, ai rước cha đi vội mấy,Tưởng đến đất, tre già măng lại mọc, gánh giang sơn còn đó, hội này con biết tính sao.Ông là thân sinh của cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Trường Chinh (Đặng Xuân Khu).