Đầm_lầy
Đầm_lầy

Đầm_lầy

Đầm lầy là một kiểu đất ngập nước bị chi phối bởi các loại thực vật sống và tạo than bùn. Đầm lầy sinh ra là do sự phân hủy không hoàn toàn của vật chất hữu cơ, thường là lá rụng từ thảm thực vật, do tình trạng ngập đọng nước và không oxi sau đó.[1] Tất cả các kiểu đầm lầy đều chia sẻ đặc trưng chung là bão hòa nước ít nhất là theo mùa với than bùn được hình thành tích cực, trong khi chúng lại có tập hợp thảm thực vật và sinh vật riêng của chính chúng.[2] Giống như các rạn san hô, các đầm lầ là dạng địa mạo bất thường ở chỗ chúng phát sinh chủ yếu là từ các quá trình sinh học chứ không phải là từ các quá trình vật lý, và có thể nhận các hình dáng và kiểu mẫu bề mặt đặc trưng.Đầm lầy rung là đầm lầy trôi nổi (rung) đang ở trạng thái chuyển tiếp thủy hay diễn thế chuyển tiếp thủy, dẫn tới việc bồi lấp lòng ao hồ phía dưới. Các kiểu vũ dưỡng của đầm lầy rung có thể được gọi là đầm lầy toan rung. Các kiểu khoáng dưỡng có thể gọi là đầm lầy kiềm rung.[3]Có 4 kiểu đầm lầy là đầm lầy toan, đầm lầy kiềm, đầm lầy cỏđầm lầy cây thân gỗ.[4] Đầm lầy toan là đầm lầy mà do vị trí tương đối của nó so với cảnh quan bao quanh nên thu được phần lớn nước của nó từ giáng thủy (vũ dưỡng), trong khi đầm lầy kiềm nằm trên các sườn dốc, mặt phẳng hay vùng trũng và nhận phần lớn nước của nó từ đất hay nước ngầm (khoáng dưỡng). Vì thế, trong khi đầm lầy toan luôn luôn là chua (axit) và nghèo dinh dưỡng thì đầm lầy kiềm có thể là mặn (kiềm), trung hòa hay hơi chua và có thể là giàu dinh dưỡng hoặc nghèo dinh dưỡng.[5] Các đầm lầy cỏ là vùng đất ngập nước mà trong đó thảm thực vật cắm rễ vào đất khoáng nhưng một số đầm lầy cỏ tạo thành các lớp trầm tích than bùn nông nên chúng cũng được coi là một kiểu đầm lầy. Các đầm lầy cây thân gỗ được đặc trưng bởi tán lá rừng của chúng, và giống như các đầm lầy kiềm, nói chung chúng có pH và nguồn cung cấp dinh dưỡng cao hơn so với đầm lầy toan. Một số đầm lầy toan và đầm lầy kiềm có thể hỗ trợ sự phát triển hữu hạn của các cây bụi và cây gỗ trên các gò, đống.Sự hình thành đầm lầy hiện nay chủ yếu do các điều kiện khí hậu kiểm soát, như giáng thủy và nhiệt độ, mặc dù địa hình là một yếu tố chính, do sự ngập đọng nước diễn ra dễ dàng hơn trên các nền đất phẳng hơn.[6] Tuy nhiên, ảnh hưởng nguồn gốc con người ngày càng gia tăng trong sự tích lũy than bùn và đất than bùn trên khắp thế giới.[7]Về mặt địa hình, các đầm lầy nâng bề mặt nền lên cao hơn so với địa hình nguyên thủy. Các đầm lầy có thể đạt chiều cao đáng kể phía trên lớp đất khoáng hay đá móng nằm dưới: chiều sâu của lớp than bùn hơn 10 m là phổ biến trong khu vực ôn đới (nhiều đầm lầy ôn đới và phần lớn đầm lầy hàn đới đã bị các sông băng lục địa bào mòn trong thời kỳ băng hà gần đây), và hơn 25 m trong khu vực nhiệt đới.[8] Khi tốc độ phân rã tuyệt đối trong lớp chặt cứng (catotelm – lớp dưới bão hòa nước của đầm lầy) ngang bằng tốc độ than bùn mới nhập vào lớp chặt cứng thì đầm lầy sẽ ngừng phát triển chiều cao.[9] Tính toán đơn giản hóa, sử dụng các giá trị điển hình cho đầm lầy rêu than bùn (Sphagnum) với than bùn mới thêm vào mỗi năm dày 1 mm và tỷ lệ phân rã lớp chặt cứng mỗi năm là 0,0001 thì chiều cao tối đa là 10 m. Các phân tích tân tiến hơn bao gồm các tốc độ phi tuyến tính có thể dự kiến cho sự phân rã lớp chặt cứng.Đối với các nhà thực vật học và sinh thái học thì thuật ngữ "đất than bùn" là thuật ngữ tổng quát hơn để chỉ bất kỳ địa hình nào bị chi phối bởi than bùn với chiều sâu ít nhất là 30 cm (12 in), ngay cả khi nó đã được tiêu thoát nước hoàn toàn (nghĩa là đất than bùn có thể khô, nhưng một đầm lầy theo định nghĩa phải tích cực hình thành than bùn).[1]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đầm_lầy http://www.nrc.ca/cgi-bin/cisti/journals/rp/rp2_ab... http://www.nrcresearchpress.com/doi/10.1139/a11-01... http://np-net.pbworks.com/f/Hooijer,+Silvius+et+al... http://link.springer.com/10.1007/s11367-017-1367-y http://doi.wiley.com/10.1111/j.1529-8817.2003.0078... http://www.personal.ceu.hu/students/03/nature_cons... http://www.biogeosciences.net/7/1505/2010/ http://www.annualreviews.org/doi/10.1146/annurev-e... //dx.doi.org/10.1007%2F978-94-007-6173-5_147-1 //dx.doi.org/10.1007%2Fbf02664953