Đấu_tranh_bất_bạo_động
Đấu_tranh_bất_bạo_động

Đấu_tranh_bất_bạo_động

Đấu tranh bất bạo động hay phản kháng phi bạo lực là một hình thức đấu tranh không dùng vũ khí mà sử dụng việc tập hợp số đông quần chúng làm sức mạnh để gây áp lực và hóa giải một thế lực đối kháng với họ.Mahatma Gandhi được coi như là người đầu tiên áp dụng thể đấu tranh này để giải phóng dân tộc Ấn Độ ra khỏi sự đô hộ của Anh mà dân Ấn không phải hy sinh một giọt máu nào cho sự độc lập của quốc gia họ. Đấu tranh bất bạo động cũng được biết đến từ cuộc nổi dậy của sắc dân da đen ở Mỹ, lãnh đạo bởi Tiến sĩ Martin Luther King.[1], và cũng đã được nhiều dân tộc trên thế giới áp dụng như tại các nước Đông Âu như những cuộc biểu tình vào ngày thứ hai tại Leipzig[2]Từ năm 1966 đến năm 1999, các cuộc đấu tranh bất bạo động của công dân đóng vai trò quan trọng trong 50 trong số 67 lần chuyển tiếp từ chế độ độc tài[3]. Cuộc đấu tranh bất bạo động hiện nay bao gồm hoạt động biểu tình phản chiến hoặc phản đối thực trạng bất công của xã hội như Phong trào Chúng tôi thuộc về 99% (We are the 99%) nhằm phản đối bất bình đẳng thu nhập tại Hoa Kỳ. Nhiều phong trào thúc đẩy các triết lý về bất bạo động hoặc hòa bình đã áp dụng một cách thực tế các phương pháp hành động bất bạo động như một cách hiệu quả để đạt được các mục tiêu xã hội hoặc chính trị.Tuy nhiên, các phong trào “phản kháng phi bạo lực” như biểu tình đông người vẫn có thể chuyển sang sử dụng các biện pháp bạo lực (bạo động, đốt phá, tấn công vũ trang) quyết liệt, nhất là khi các tổ chức tình báo nước ngoài đứng sau phong trào đó. Các nhà tổ chức các cuộc “Đấu tranh bất bạo động” ở Gruzia, “cách mạng cam” ở Ucraina và Mùa xuân Ả Rập ở các nước Bắc Phi và Trung Đông... là các cơ quan tình báo của các nước phương Tây, các tổ chức phi chính phủ, các "quỹ tài trợ dân chủ", thậm chí cả các lực lượng đặc nhiệm từ bên ngoài có chức năng huấn luyện chiến thuật quân sự cho các lực lượng đối lập. Ban đầu là "Đấu tranh bất bạo động", nhưng nếu không đạt mục tiêu đề ra thì các lực lượng đối lập sẵn sàng chuyển sang sử dụng bạo động, đốt phá, gây chiến tranh để lật đổ chính phủ. Trên thực tế, nhiều cuộc chính biến ở Đông Âu, Trung Đông đã chuyển từ "phi bạo lực" ban đầu sang chiến tranh quy mô lớn (nội chiến Syria, nội chiến Ucraina, nội chiến Libya...)[4]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đấu_tranh_bất_bạo_động http://www.peace.ca/genesharp.htm http://www.martin-heidenreich.com/download/scripte... http://books.google.de/books?id=9ThfnNG68vMC&print... http://www.law.harvard.edu/news/2011/04/01_gene-sh... http://www.aeinstein.org/ http://www.aeinstein.org/organizations/org/FDTD.pd... http://www.aeinstein.org/organizations/org/OSNC-Vi... http://www.aeinstein.org/organizations103a.html http://www.aeinstein.org/organizations3e7d.html http://www.aeinstein.org/organizations98ce.html