Đại_lễ_nghị
Đại_lễ_nghị

Đại_lễ_nghị

Đại lễ nghị (chữ Hán: 大礼議), có nghĩa "Tranh nghị về Đại lễ", là một loạt những cuộc tranh luận về vấn đề tôn hiệu dành cho thân sinh của Minh Thế Tông Gia Tĩnh Đế Chu Hậu Thông. Vấn đề xảy ra khi ông muốn tôn xưng cha ruột là Hưng Hiến vương Chu Hữu Nguyên làm Hoàng khảo (皇考), trong khi ban đầu ông được quyết định kế vị với tư cách là con thừa tự của Minh Hiếu Tông Chu Hựu Đường[1]. Tuy chỉ trên danh nghĩa là luận về tôn xưng, nhưng thực tế đây là loạt chiến tranh quyền lực giữa Gia Tĩnh Hoàng đế và Cựu thần đời Chính Đức đứng đầu là Dương Đình Hòa cùng Mao Trừng. Cuộc tranh nghị này kéo dài trong 3 năm đầu đời Gia Tĩnh (15211524), trở thành một trường đấu tranh chính trị thu hút các phe phái. Triều đình chia làm hai phái: Hộ lễ duy trì lễ chế phong kiến và Nghị lễ ủng hộ nguyện vọng cá nhân của Hoàng đế. Kết quả, Minh Thế Tông dựa vào Hoàng quyền hùng mạnh, giành được thắng lợi cuối cùng, những người phản đối bị phạt trượng, đình bổng (tiền lương) và đoạt quan chức. Dựa vào thành công của Đại lễ nghị, Minh Thế Tông đã giành được quyền lực tối thượng được gọi là quân chủ chuyên chế, bắt đầu cai trị một cách đầy bá quyền.Chiến thắng của ông khiến cho Hưng Hiến vương cuối cùng được tôn miếu hiệuthụy hiệu theo chuẩn một Hoàng đế nhà Minh, là Duệ Tông Hiến Hoàng đế (睿宗献皇帝) vào năm Gia Tĩnh thứ 17 (1538), do đó được tôn thần chủ vào Thái miếu.