Đại_Tân_sinh

Đại Tân sinh (Cenozoic /ˌsiːnəˈzoʊɪk[invalid input: ',–']ˌsɛ-/, đọc là "sen-o-dô-íc" có nghĩa là sự sống mới (từ tiếng Hy Lạp: καινός "kainós" nghĩa là mới và ζωή "zōḗ" nghĩa là sự sống) ; một số sách tiếng Việt gọi đại này là Đại Kainozoi), là đại hiện tại và gần đây nhất trong số ba đại địa chất của Liên đại Hiển sinh. Nó bắt đầu 66 triệu năm trước ngay sau kỷ Phấn trắng và kéo dài đến tận ngày nay.Đại Tân sinh còn được gọi là Thời đại của thú có vú, bởi vì tiếp nối sự kiện tuyệt chủng kỷ Phấn trắng – Paleogen, hầu hết các nhóm động vật đã bị tuyệt chủng khiến cho thú có vú có thể đa dạng hóa và những loài thú lớn đã chiếm lĩnh đại này. Các mảng kiến tạo tiếp tục di chuyển và hình thành nên hình dạng các lục địa như ngày nay.Vào đại Tân sinh sớm, hệ động thực vật còn khá nhỏ, và bao gồm các loài thú có vú, chim, thằn lằn và lưỡng cư nhỏ. Từ góc nhìn địa chất học, không mất nhiều thời gian để thú có vú và các loài chim bắt đầu đa dạng hóa ngay sau sự vắng mặt của các loài thằn lằn khổng lồ ở đại Trung sinh. Một nhóm chim gọi là "chim khủng bố" trở nên lớn hơn một người trưởng thành và trở thành động vật săn mồi hàng đầu của đaị này. Các loài thú có vú chiếm hầu hết các hốc sinh thái (cả dưới nước và trên mặt đất), và một số có thể đạt kích thước to lớn, lớn hơn hầu hết các loài động vật ngày nay.Khí hậu Trái Đất trong thời kì này bắt đầu mát hơn và khô hơn, tập trung vào sự băng hà của Thế Canh Tân và một phần bị cản trở bởi Sự kiện nhiệt cực đại thế Cổ Tân - Thủy Tân.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đại_Tân_sinh http://www.britannica.com/EBchecked/topic/408872/N... http://science.nationalgeographic.com/science/preh... http://www.sciencedirect.com/science?_ob=ArticleUR... http://www.scientificamerican.com/article/fact-or-... http://www.ucmp.berkeley.edu/quaternary/holocene.p... http://www.ucmp.berkeley.edu/quaternary/pleistocen... http://www.ucmp.berkeley.edu/tertiary/eocene.php http://www.ucmp.berkeley.edu/tertiary/miocene.php http://www.ucmp.berkeley.edu/tertiary/oligocene.ph... http://www.ucmp.berkeley.edu/tertiary/pliocene.php