Đô_thị_đại_học

Định nghĩa đô thị đại học:- Đô thị đại học trước tiên là 1 đô thị. - Có diện tích khoảng vài trăm hecta nằm sát đường quốc lộ, được quy hoạch tổng thể. - Có đầy đủ các công trình hạ tầng kỹ thuật như: các công trình đường sá,cầu cống, các trạm cấp điện, trạm cấp nước, trạm xử lý nước thải,... cũng như các công trình hạ tầng xã hội như: Bệnh viện, bưu điện, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, bến xe, bể bơi, công viên, nhà thi đấu, sân vận động thậm chí cả rạp hát... - Có các công trình phục vụ mục đích nghiên cứu giáo dục như: Cụm giảng đường hiện đại. Khu nghiên cứu khoa học. Thư viện, ký túc xá sinh viên và khu nhà ở cho giảng viên. - Tất cả đều xoay quanh hạt nhân chính là các trường đại học nhằm tạo điều kiện và môi trường tốt nhất cho sự phát triển giáo dục Đại học cả về quy mô lẫn chất lượng.- Sức chứa của một đô thị đại học là vài trăm ngàn dân. Trong đó thành phần dân cư tạo thị chủ yếu là sinh viên, nghiên cứu sinh, giảng viên,giáo viên...- Mục tiêu lớn nhất của đô thị đại học là tạo điều kiện, môi trường cho các trường đại học theo đúng nghĩa, không chỉ có mục tiêu đào tạo, mà còn phải đẩy mạnh nghiên cứu.Có thể hình dung, về mặt kiến trúc, "hạt nhân" của đô thị sẽ là cụm khu vực giảng dạy của các trường Đại học. Kế đến là khu vực chung phục vụ giảng dạy: Thư viện, các phòng thí nghiệm công nghệ cao. Ngoài ra là các khu vực thể dục thể thao, khu KTX và nhà ở cho cán bộ...Khu vực vệ tinh sẽ gồm các dịch vụ: Bệnh viện, bưu điện, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, bến xe, bể bơi, công viên, nhà thi đấu, sân vận động thậm chí cả rạp hát...Những định nghĩa có khác có liên quan cần bổ sung: làng sinh viên, làng đại học, chuỗi đô thị đại học,...