Điểm_kỳ_dị_công_nghệ

Điểm kỳ dị kỹ thuật là điểm quy chiếu giả định xảy ra khi nền công nghệ phát triển gia tốc tạo ra hiệu ứng phi mã khiến cho trí thông minh nhân tạo sẽ vượt qua trí tuệ và khả năng khống chế của con người.[1] Những khả năng của một trí thông minh như vậy là bất khả tri, một khi xuất hiện kỳ dị kỹ thuật các sự kiện tiếp sau đó sẽ không thể dự đoán và tiên lượng được.Chính vì thế điểm kỹ dị kỹ thuật còn được coi là một chân trời sự kiện mà sau thời điểm này các sự kiện sẽ không thể tiên đoán hay hiểu được.Những người đề xuất ra điểm kỳ dị thường phát biểu rằng một sự "bùng nổ trí thông minh",[2][3] nơi những siêu trí thông minh thiết kế liên tiếp ra những bộ óc ngày càng mạnh, có thể diễn ra rất nhanh chóng và sẽ không dừng lại cho tới khi các khả năng nhận thức của nó vượt quá khả năng của con người.Thuật ngữ này đã được tác gia về khoa học viễn tưởng Vernor Vinge quảng bá, ông cho rằng trí thông minh nhân tạo, sự nâng cao khả năng sinh học con người, hay các giao diện não-máy tính có thể là những nguyên nhân dẫn tới kỳ dị. Thuật ngữ riêng "kỳ dị" như một sự miêu tả về một hiện tượng tăng tốc kỹ thuật gây ra một kết quả không thể dự đoán trong xã hội đã được nhà toán học John von Neumann đặt ra. Vào giữa những năm 1950 ông đã phát biểu về "sự tiến bộ chưa từng có ngày càng mạnh của kỹ thuật và những thay đổi trong phương thức cuộc sống con người, dẫn tới sự xuất hiện của một số kỳ dị cốt yếu trong lịch sử của cuộc đua mà vượt ngoài nó những công việc của con người, như chúng ta biết, sẽ không thể tiếp tục." Khái niệm này cũng đã được những người theo thuyết vị lai như Ray Kurzweil ủng hộ, ông đã nêu việc Neumann sử dụng thuật ngữ này trong lời nói đầu cho cuốn sách kinh điển "The Computer and the Brain" của Neumann.Một số nhà phân tích cho rằng kỳ dị sẽ xảy ra ở một thời điểm nào đó trong thế kỷ 21, dù những con số ước tính của họ có khác biệt.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Điểm_kỳ_dị_công_nghệ http://pespmc1.vub.ac.be/Papers/AcceleratingEvolut... http://www.acceleratingfuture.com/people-blog/2007... http://www.accelerationwatch.com/history_brief.htm... http://www.aeiveos.com/~bradbury/Authors/Computing... http://arstechnica.com/apple/reviews/2009/08/mac-o... http://www.asimovlaws.com/ http://www.businessweek.com/1999/99_35/b3644021.ht... http://www.dresdencodak.com/cartoons/dc_032.htm http://www.economist.com/science/displaystory.cfm?... http://books.google.com/?id=ZM_hAAAAMAAJ&dq=%22Pri...