Áo_ngũ_thân

Áo ngũ thân là một loại trang phục truyền thống của người Việt Nam, ra đời năm 1744, sau cải cách trang phục đàng trong của chúa Nguyễn Phúc Khoát. Áo cho nam có cổ cao, thẳng và vuông tượng trưng cho sự chính trực của người quân tử. Áo có 5 cúc làm bằng kim loại, ngọc, gỗ,... chứ không phải bằng vải như xường xám Trung Quốc. Áo có ngũ thân tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, một thân con (nhỏ nhất, nằm trong) tượng trưng cho mình (người mặc). Tà áo không bó sát người mà rộng, càng xuống càng xòe ra. Tay áo hẹp, ôm sát cổ tay.Áo luôn có 5 cúc cài thể hiện đạo lý làm người của người Việt Nam là Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín.Áo mặc thường màu sắc nhã nhặn, không có diềm cổ, diềm tay áo, thường được mặc kèm một chiếc áo lót màu trắng để làm nền cho áo ngoài, thể hiện sự sạch sẽ ở bên trong. Thể hiện quan niệm truyền thống đẹp đẽ của người Việt: cái gì đẹp thì nên giấu vào trong. Áo ngũ thân luôn đi kèm với khăn vấn.Ban đầu, áo ngũ thân có 5 vạt áo ở trước và 2 vạt áo ở sau, vốn được tạo ra để cả nam và nữ cùng mặc. Tuy nhiên theo thời gian, chiếc áo dài nam dần mất đi, vì thế khi nhắc đến áo dài người ta nghĩ ngay đến tà áo dài nữ. .