Zircon
Zircon

Zircon

Zircon (bao gồm hyacinth hoặc zircon vàng) là một khoáng vật thuộc nhóm silicat đảo. Tên hóa học là zirconi silicat, công thức hóa học ZrSiO4. Công thức thực nghiệm chỉ ra một vài sự thay thế của zircon là (Zr1-y, Nguyên tố hiếmy)(SiO4)1-x(OH)4x-y. Zircon kết hợp silicat nóng chảy, một số nguyên tố không cô đặc không trộn lẫn khác và tiếp nhận các nguyên tố có sức bền trường cao để tạo thành kết cấu của nó. Ví dụ, hafni luôn tồn tại theo tỉ lệ từ 1 đến 4%. Kết cấu tinh thể của zircon là hệ tinh thể bốn phương. Màu sắc tự nhiên của zircon đa dạng từ không màu, vàng kim, đỏ, nâu, xanh, và xanh lá. Mẫu vật không màu có giá trị như đá quý được sử dụng rộng rãi thay thế cho kim cương; các mẫu vật này còn được gọi là "kim cương Matura".Tên gọi "zircon" có thể xuất phát từ tiếng Siri cổ ܙܐܪܓܥܢܥ zargono,[5], từ tiếng Arap zarqun (زرقون), nghĩa là màu đỏ son, hoặc từ tiếng Ba Tư zargun (زرگون), có nghĩa là màu vàng.[6] Những từ này được biến đổi thành "jargoon", một thuật ngữ áp dụng cho màu sắc sáng của zircon. Từ tiếng Anh "Zircon" được bắt nguồn từ tiếng Đức "Zirkon", xuất xứ từ các từ trên.[7] Zircon màu vàng được gọi là "hyacinth", từ loài hoa hyacinthus, tên gọi bắt nguồn từ Hy Lạp cổ đại; ở thời kì Trung Cổ tất cả các loại đá màu vàng có nguồn gốc Đông Ấn được gọi là hyacinth, nhưng ngày nay thuật ngữ này chỉ dùng để chỉ zircon màu vàng.

Zircon

Tính trong mờ Trong mờ đến trong suốt
Ô đơn vị a = 6.607(1) Å, c = 5.982(1) Å; Z=4
Công thức hóa học zirconi silicat ZrSiO4
Màu Nâu đỏ nhạt, vàng, xanh lá, xanh, xám, không màu; ở những lát mỏng, không màu đến nâu nhạt
Nhóm không gian Hệ tinh thể bốn phương 4/m 2/m 2/m
Song tinh Ở mặt {101}
Độ cứng Mohs 7.5
Đa sắc Yếu
Màu vết vạch Trắng
Khúc xạ kép δ = 0.047–0.055
Các đặc điểm khác Huỳnh quang và phóng xạ, có thể hình thành quầng đa màu
Thuộc tính quang Một trục (+)
Hệ tinh thể Hệ tinh thể bốn phương – Lưỡng tháp bốn phương kép 4/m 2/m 2/m
Tỷ trọng riêng 4.6–4.7
Độ bền Giòn
Dạng thường tinh thể Tinh thể hình lăng trụ hoặc thành lát phẳng, hạt không đều, hình khối
Độ hòa tan Không thể hòa tan
Tham chiếu [1][2][3][4]
Ánh Ánh thủy tinh, ánh kim cương; bóng nhờn khi chứa nguyên tố phóng xạ.
Tính nóng chảy Không nóng chảy
Vết vỡ Vỏ sò hoặc không đều
Thể loại Khoáng vật
Chiết suất nω = 1.925-1.961 nε = 1.980-2.015, 1.75 when metamict
Cát khai Không rõ ràng ở mặt {110} và {111}

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Zircon http://www.alkane.com.au/projects/nsw/dubbo/DZP%20... http://www.etymonline.com/index.php?term=zircon http://mineral.galleries.com/minerals/silicate/zir... http://sites.google.com/site/zircondating/ http://www.physorg.com/news132583481.html http://webmineral.com/data/Zircon.shtml http://rruff.geo.arizona.edu/doclib/hom/zircon.pdf http://www.geology.wisc.edu/zircon/cool_early/cool... http://www.geology.wisc.edu/zircon/zircon_home.htm... http://www.geology.wisc.edu/~valley/zircons/Wilde2...