Zero-COVID

Zero-COVID, còn được gọi là COVID-ZeroFTTIS ("Find, Test, Trace, Isolate and Support", "Tìm, Xét nghiệm, Truy vết, Cô lập và Hỗ trợ"), là một chính sách y tế công cộng đã được một số quốc gia thực hiện trong đại dịch COVID-19.[1] Trái ngược với chiến lược sống chung với COVID-19, chiến lược zero-COVID là một chiến lược "ngăn chặn và kiểm soát tối đa".[1] Chiến lược này bao gồm việc sử dụng các biện pháp y tế công cộng như truy vết tiếp xúc, xét nghiệm hàng loạt, kiểm dịch biên giới, phong tỏa và sử dụng phần mềm để ngăn chặn sự lây truyền COVID-19 trong cộng đồng ngay khi được phát hiện. Mục tiêu của chiến lược là đưa một khu vực trở về trạng thái bình thường, không có ca nhiễm mới và tiếp tục các hoạt động kinh tế và xã hội bình thường.[1][2]Chiến lược zero-COVID bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn ngăn chặn ban đầu, trong đó virus được loại bỏ tại chỗ bằng các biện pháp y tế công cộng tích cực và giai đoạn ngăn chặn bền vững, tiếp tục hoạt động kinh tế xã hội bình thường và sử dụng các biện pháp y tế công cộng để ngăn chặn các đợt bùng phát mới trước khi virus lây lan rộng rãi.[2] Chiến lược này đã được sử dụng ở các mức độ khác nhau bởi Úc, Canada,[3] Trung Quốc đại lục, Hong Kong,[4] Macau,[5] New Zealand, Singapore, Scotland,,[6] Hàn Quốc,[7] Đài Loan,[8] Tonga,[9] và Việt Nam.[10][11] Đến cuối năm 2021, sự xuất hiện biến thể DeltaOmicron với tốc độ lây nhiễm nhanh hơn, cũng như sự xuất hiện của vắc-xin COVID-19, khiến một số quốc gia không còn theo đuổi chiến lược zero-COVID nữa. Hiện tại, Trung Quốc đại lục,[12] Hong Kong,[13] Đài Loan[14] và Tonga[9] vẫn đang tiếp tục theo đuổi chiến lược zero-COVID.Các chuyên gia phân biệt chiến lược zero-COVID, một chiến lược loại trừ, với các chiến lược giảm thiểu, nhằm giảm bớt tác động của virus đối với xã hội, nhưng vẫn chấp nhận một mức độ lây truyền nhất định trong cộng đồng.[15][2] Các chiến lược ban đầu này có thể được theo đuổi tuần tự hoặc đồng thời trong giai đoạn miễn dịch thu được thông qua quá trình miễn dịch tự nhiên và do vắc-xin.[16]Những người ủng hộ chiến lược này chỉ ra rằng, ở các quốc gia theo đuổi zero-COVID, tỷ lệ tử vong thấp hơn nhiều và tăng trưởng kinh tế cao hơn, so với các quốc gia theo đuổi chiến lược giảm thiểu,[15] và lập luận rằng các biện pháp nhanh chóng, nghiêm ngặt loại bỏ virus mới giúp nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.[15] Những người phản đối zero-COVID cho rằng loại bỏ một loại virus đường hô hấp như SARS-CoV-2 là không thực tế, không khác gì nói loại bỏ bệnh cúm hoặc cảm lạnh.[17] Để đạt được zero-COVID ở một khu vực có tỷ lệ lây nhiễm cao, một bản đánh giá ước tính sẽ mất ba tháng phong tỏa chặt chẽ.[18]