Xe_tăng_Iosif_Stalin
Xe_tăng_Iosif_Stalin

Xe_tăng_Iosif_Stalin

Xe tăng Iosif Stalin (hay Xe tăng IS), là một loại xe tăng hạng nặng được Liên bang Xô viết phát triển trong Thế chiến II. Những chiếc xe tăng thuộc loại này thỉnh thoảng được gọi là xe tăng JS hay ИС. Nó được đặt theo tên nhà lãnh đạo Liên Xô lúc đó là Iosif Vissarionovich Stalin (điều thú vị là Stalin trong tiếng Nga cũng có nghĩa là "Người đàn ông thép")Xe tăng hạng nặng IS được thiết kế với mục đích hỗ trợ các mũi đột phá tiêu diệt các công sự phòng thủ vững chắc của Đức, hoặc hạ gục các loại xe tăng hạng nặng của Đức như TigerPanther. Xe có vỏ giáp rất dày (tương đương 200mm thép ở phía trước xe), có khả năng chống chịu được pháo 88 mm L/56 của xe tăng Tiger I ở cự ly gần. Hỏa lực của xe cũng rất mạnh với pháo nòng dài 122mm L/46, đủ khả năng tiêu diệt các xe tăng hạng nặng như TigerPanther của Đức. Nhờ sự kết hợp "giáp dày - pháo lớn" này, IS-2 giành ưu thế áp đảo trước xe tăng Đức trong những trận đấu tăng trực diện, nó có thể tiêu diệt loại xe tăng hạng nặng Đức từ cự ly mà đối phương không thể bắn trả một cách hiệu quả. Sau khi nghiên cứu, tướng xe tăng Heinz Guderian của Đức đã kết luận rằng ngay cả xe tăng hạng nặng Tiger cũng không phải là đối thủ của IS-2, và phải cần tới ít nhất 3 chiếc xe tăng Tiger I trở lên để có thể đánh bại duy nhất một chiếc IS-2. Để mô tả nỗi sợ hãi khi phải đối mặt với IS-2, lính Đức đã đặt cho IS-2 một biệt danh là "Dooms", nghĩa là "Quỷ dữ".Cùng với khả năng đấu tăng đáng gờm, IS-2 cũng được dùng như loại xe tăng đột phá, bắn đạn có sức nổ cao để phá hủy các cứ điểm và boong-ke vững chắc. Xe cũng có khả năng việt dã tốt và sửa chữa nhanh, chi phí sản xuất thấp nên có thể sản xuất số lượng khá lớn. Chiếc IS-2 được đưa vào hoạt động tháng 2 năm 1944, và được Hồng quân sử dụng như mũi nhọn ở giai đoạn cuối cuộc chiến, bao gồm cả Trận Berlin.Dựa trên thành công của IS-2, tháng 3/1945, Liên Xô đã chế tạo ra loại IS-3 có sức mạnh còn lớn hơn nữa. IS-3 vỏ giáp trước tháp pháo dày tới 300mm, cách bố trí giáp tân tiến hơn so với thiết kế IS-2 ban đầu. Không chỉ mạnh về hỏa lực mà còn mạnh về tính linh hoạt trên mặt trận, kèm theo khẩu pháo 122mm có khả năng gây sát thương chí mạng cho đối phương, IS-3 thực sự mang sức mạnh áp chế ngay từ đầu với hỏa lực mạnh cùng với lớp giáp gần như bất khả chiến bại, ngay cả Xe tăng King Tiger(Tiger II) (loại xe tăng mạnh nhất của Đức) cũng không sánh được với IS-3 về các thông số kỹ thuật.

Xe_tăng_Iosif_Stalin

Tầm hoạt động 240 km
Chiều cao 2,73 m
Giá thành IS-2: 230.000 rúp (1945)
IS-3: 267.200 rúp (1945)[1]
Tốc độ 37 km/h
Số lượng chế tạo 130 IS-1
3.854 IS-2
2.311 IS-3
250 IS-4
Kíp chiến đấu 4
Hệ thống treo thanh xoắn
Sử dụng bởi  Liên Xô
 Trung Quốc
 Ai Cập
 Cuba
 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
Sức chứa nhiên liệu 820 l
Công suất/trọng lượng 13 hp/tấn
Năm thiết kế 1943 (IS-2), 1944 (IS-3), 1944–45 (IS-4)
Chiều rộng 3,09 m
Vũ khíphụ 2 súng máy hạng nhẹ Degtyarev 7.62mm (1.890 viên)
1 súng máy DShK 12.7mm (250 viên)
Chiều dài 9,90 m
Giai đoạn sản xuất 1943–45 (IS-2), 1945–47 (IS-3), 1945–46 (IS-4)
Loại Xe tăng hạng nặng
Phục vụ 1943–những năm 1970
Người thiết kế Zh. Kotin, N. Dukhov
Khối lượng 46 tấn
Nơi chế tạo  Liên Xô
Vũ khíchính D25-T 122 mm (28 viên)
Nhà sản xuất Nhà máy Kirov, UZTM
Động cơ Động cơ diesel 12 xi lanh V-2
600 hp (450 kW)
Cuộc chiến tranh Chiến tranh thế giới thứ hai, Hungary (1956), Chiến tranh Sáu ngày, Tiệp Khắc (1964)
Phương tiện bọc thép Mặt trước thân xe: 100mm nghiêng 60 độ
Mặt trước tháp pháo: 100mm cong tròn
Khiên chắn quanh nòng pháo: 155mm cong tròn
Hông xe: 90 - 130mm (nghiêng 9-25 độ, hông trước dày hơn hông sau)

Hông tháp pháo: 90mm nghiêng 20 độ
Nóc xe: 30mm

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Xe_tăng_Iosif_Stalin http://tankarchives.blogspot.com/2013/03/is-2-vs-g... http://www.onwar.com/tanks/ussr/data/is3.htm http://www.onwar.com/tanks/ussr/fis1.htm http://www.onwar.com/tanks/ussr/fis2m.htm http://www.onwar.com/tanks/ussr/fis3.htm http://www.tanks-encyclopedia.com/ww2/soviet/sovie... http://www.warbirdsblog.com/IS2.html http://vhu.cz/cs/stranka/vojenske-technicke-muzeum http://the.shadock.free.fr/Surviving_IS2.pdf http://www.xs4all.nl/~gurth/afv/photobooks.html#is...