Vụ_án_cầu_Chương_Dương
Vụ_án_cầu_Chương_Dương

Vụ_án_cầu_Chương_Dương

Vụ án cầu Chương Dương là chuỗi sự việc liên quan đến vụ nổ súng vào Nguyễn Việt Phương, một nhân viên giao vận tiền tệ tại Việt Nam. Sự kiện được đánh giá nổi bật khi hai tờ báo Đại Đoàn Kết và Phụ nữ Thủ đô đã góp phần định hướng dư luận, gây một phần sức ép đến bộ máy chính quyền trong quá trình tố tụng vụ án. Trường hợp đặc biệt này đã gây ngạc nhiên cho thế giới phương Tây khi vốn coi báo chí Việt Nam bị Đảng Cộng sản Việt Nam kiểm soát.Khoảng 19 giờ (UTC+07:00) ngày 29 tháng 1 năm 1993 tại cầu Chương Dương, nạn nhân Nguyễn Việt Phương đang giao vận tiền trên xe máy cá nhân Honda Dream; trong khi nghi phạm Nguyễn Tùng Dương là trung úy cảnh sát giao thông đang trực tại trạm gác đầu cầu.Nghiệp vụ điều tra phức tạp khi Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội phải điều chuyển lại thẩm quyền cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp nhận. Vụ án phải cần đến giám định pháp y của Bộ Quốc phòng để kết án, mặc dù trước đó Bộ Y tếBộ Công an đã lần lượt thực hiện giám định. Sau khi Tòa án nhân dân tối cao "giám đốc việc xét xử" trước khi mở lại phiên tòa sơ thẩm, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã thay đổi cáo trạng. Tại phiên tòa phúc thẩm, Tòa án nhân dân tối cao quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trước đó, tuyên án mức án tử hình theo tội danh "giết người nhằm chiếm đoạt tài sản".Vụ án được một số Đại biểu Quốc hội Việt Nam dẫn chứng để Quốc hội Việt Nam thống nhất sửa đổi Luật Giám định tư pháp vào năm 2020. Học giả luật học và báo chí truyền thông cùng với luật gia tại Việt Nam cũng đánh giá dây là một dấu ấn nổi bật trong lịch sử nền tư pháp quốc gia này.

Vụ_án_cầu_Chương_Dương

Tiếp theo Tòa án nhân dân tối cao ấn định phiên tòa xét xử phúc thẩm (13–15 tháng 12 năm 1994), quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.
Tranh tụng 13–15 tháng 12 năm 1994
Thẩm phán Đỗ Cao Thắng
Phán quyết 15 tháng 12 năm 1994
Trước đó Giám định pháp y của Bộ Quốc phòng để kết án, mặc dù trước đó Bộ Y tếBộ Công an đã lần lượt thực hiện giám định. Viện kiểm sát nhân dân tối cao phục hồi điều tra hồ sơ vụ án từ Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, sau đó chuyển giao lại.
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội ấn định phiên tòa xét xử sơ thẩm (12–14 tháng 5 năm 1994), trả lại hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội và yêu cầu bổ sung làm rõ bối cảnh động cơ giết người.
Tòa án nhân dân tối cao "giám đốc việc xét xử" hồ sơ vụ án, sau đó Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội ban hành cáo trạng số 636 với tội danh "giết người có tính chất côn đồ".
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm (19–21 tháng 10 năm 1994) phán quyết tội danh "giết người", trong khi tội danh "cướp" không đủ chứng cứ. Tuyên án mức án tử hình.
Nguyễn Tùng Dương kháng cáo.
Tòa án Tòa án nhân dân tối cao

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vụ_án_cầu_Chương_Dương https://dantri.com.vn/xa-hoi/vu-an-cau-chuong-duon... https://dantri.com.vn/xa-hoi/vu-an-cau-chuong-duon... https://web.archive.org/web/20201128204221/https:/... https://nguoilambao.vn/xuat-phat-tu-1 https://web.archive.org/web/20230704224308/https:/... https://tuoitre.vn/truong-ban---ngay-ket-thuc---ky... https://www.nguoiduatin.vn/khi-xa-thu-doi-mat-nguo... https://danviet.vn/phap-y-quan-doi-can-vao-cuoc-77... http://daidoanket.vn/an-tinh-ngoi-nha-so-66-567863... https://congly.vn/moi-luong-duyen-giua-nha-bao-va-...