Vương_quốc_Ấn-Hy_Lạp
Vương_quốc_Ấn-Hy_Lạp

Vương_quốc_Ấn-Hy_Lạp

Những cuộc xâm chiếm của người Hy Lạp đã đưa những người Hy Lạp cổ đại tới Nam Á còn được gọi là Ấn-Hy Lạp. Họ thành lập Vương quốc Ấn-Hy Lạp[1] bao gồm các bộ vùng khác nhau của Tây Bắc và phía Bắc tiểu lục địa Ấn Độ trong suốt hai thế kỷ cuối cùng TCN, và được cai trị bởi hơn 30 vị vua Hy Lạp,[2] thường xung đột với nhau khác. Vương quốc này được thành lập khi Demetrios vua của vương quốc Hy Lạp-Bactria xâm chiếm Ấn Độ vào đầu thế kỷ thứ hai trước Công nguyên, trong bối cảnh này ranh giới của "Ấn Độ" là Hindu Kush. Những người Hy Lạp tại Ấn Độ cuối cùng đã bị chia cắt khỏi vương quốc Hy Lạp-Bactria mà trung tâm nằm ở Bactria (nay là biên giới giữa AfghanistanUzbekistan).Khái niệm "Vương quốc Ấn-Hy Lạp" lỏng lẻo mô tả một số triều đại có thể chế chính trị khác nhau. Đã có nhiều thành phố, như Taxila,[3] nay thuộc Punjab của Pakistan, hoặc Pushkalavati và Sagala [4]. Những thành phố này sẽ là đô thành một số triều đại trong thời trị vì của họ.Trong suốt hai thế kỷ cầm quyền của mình, các vị vua Ấn-Hy Lạp kết hợp ngôn ngữ Hy Lạp với các ngôi ngữ của Ấn Độ cùng với các ký hiệu, như được thấy trên đồng tiền của họ, và pha trộn tôn giáo Hy Lạp cổ đại, Ấn giáo và Phật giáo, như đã thấy trong các di chỉ khảo cổ còn lại của các thành phố của họ và trong các bia đá ghi lại sự ủng hộ của họ đối với Phật giáo, cho thấy một sự hợp nhất phong phú của những ảnh hưởng Ấn Độ và Hy Lạp.[5] Ảnh hưởng của văn hóa Ấn-Hy Lạp vẫn còn cảm thấy ngày nay, đặc biệt là thông qua ảnh hưởng của nghệ thuật Hy Lạp-Phật giáo.[6]Vương quốc Ấn-Hy Lạp cuối cùng biến mất như một thực thể chính trị vào 10 SCN sau cuộc xâm lược của vương quốc Ấn-Scythia, mặc dù một số người dân Hy Lạp có lẽ vẫn còn tồn tại cho tới nhiều thế kỷ sau dưới sự cai trị tiếp theo của vương quốc Ấn-Parthiavương triều Quý Sương.[7]

Vương_quốc_Ấn-Hy_Lạp

• 180-160 TCN Apollodotus I
Vua  
Thời kỳ Cổ đại
Ngôn ngữ thông dụng Hy Lạp (bảng chữ cái Hy Lạp)
Pali (Chữ Kharoshthi)
Sanskrit, Prakrit (Chữ Brahmi)
Có thể cả tiếng Aramaic
Thủ đô Alexandria ở Caucasus
Sirkap/Taxila
Sagala/Sialkot
Pushkalavati/Peucela
Tôn giáo chính Đạo Phật
Tôn giáo Hy Lạp cổ đại
Đạo Hindu
Đạo Kỳ Na
Đạo Zoroast
Đạo Mani
Chính phủ Quân chủ
• Giải thể 10 SCN
• Thành lập 180 TCN
• 25 TCN - 10 CN Strato II

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vương_quốc_Ấn-Hy_Lạp http://poj.peeters-leuven.be/content.php?url=issue... http://www.ancientopedia.com/article/163/ http://www.ancientopedia.com/article/164/ http://www.dbaol.com/armies/army_50_figure_1.htm http://www.ancient.eu.com/article/208/ http://books.google.com/books?id=xPUvqtdfjyAC&pg=P... http://sites.google.com/site/grecoindian http://www.iranica.com/newsite/articles/ot_grp8/ot... http://www.parthia.com/parthian_stations.htm#PARTH... http://www.questia.com/PM.qst?a=o&d=88816404