Vương_quốc_Thịnh_vượng_chung
Vương_quốc_Thịnh_vượng_chung

Vương_quốc_Thịnh_vượng_chung

Vương quốc Thịnh vượng chung (tiếng Anh: Commonwealth realm) là một quốc gia tự trị nằm trong Khối Thịnh vượng chung các Quốc gia và có nữ hoàng Elizabeth II là vị vua trị vì theo hiến pháp của họ.[1][2] Khối Thịnh vượng chung các Quốc gia hiện nay bao gồm 52 nước nhưng chỉ 16 trong số đó là vương quốc có quân chủ là Nữ vương Elizabeth II (5 vương quốc khác có quân chủ riêng của mình). 16 vương quốc này được gọi là các Vương quốc Thịnh vượng chung. Nếu gộp lại, các vương quốc này có tổng diện tích là 18.8 triệu km² (7.3 triệu mi², không tính đến một phần của vùng đất Nam cực thuộc quyền), và có dân số đến 137 triệu.[3] Chỉ trừ có hai triệu người không sống trong 6 quốc gia đông dân nhất trong Vương quốc Khối thịnh vượng chung: Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Canada, Úc, Papua New Guinea, New Zealand, và Jamaica.nhỏ|Elizabeth II là chủ quyền thống trị của mỗi 16 cõi Liên bang.Hầu hết tất cả các vương quốc đều đã là thuộc địa của Anh và từ đó trở thành các quốc gia tự trị, chỉ có một trường hợp cá biệt là trường hợp của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và Papua New Guinea. Papua New Guinea được thành lập vào năm 1975 để liên minh cùng với cựu quốc gia New Guinea thuộc Đức. New Guinea thuộc Đức do Úc quản lý dưới dạng bảo hộ trước khi quốc gia này trở thành độc lập. Và các cựu thuộc địa của Papua bị kiểm soát bởi chính quyền Vương quốc Anh thông qua Úc từ năm 1905. Các vương quốc xuất hiện đầu tiên ban đầu là thuộc địa của Anh và sau đó trở thành quốc gia tự trị (tiếng Anh: Dominion) trong Đế chế Anh.Trong một khoảng thời gian, chữ cũ Dominion được sử dụng nhắc đến những vương quốc không liên quan gì đến nước Anh, tuy nhiên tình hình đã thay đổi khi các quốc gia đó được cho phép thành lập quốc hội tự trị. Chữ Dominion vẫn được sử dụng cho đến ngày nay nhưng rất hiếm vì chữ vương quốc (realm) được tạo ra vào khoảng thời gian lễ đăng quang nữ hoàng Elizabeth II vào năm 1952. Nó cho phép hình thành một hệ thống chính phủ theo kiểu hoàng gia thời hiện đại và cho phép đặt tên tùy theo mỗi quốc gia.[1] Từ "Vương quốc Khối thịnh vượng chung" trên thực tế chưa trở thành từ chính thức và chưa được sử dụng trong các văn bản luật pháp; từ này được sử dụng chủ yếu để dễ dàng phân biệt các quốc gia trong nhóm quốc gia, có cùng một quốc vương, với các quốc gia thuộc nhóm khối Thịnh vượng chung Anh.