Văn_học_Việt_Nam_thời_Tiền_Lê

Văn học Việt Nam thời Tiền Lê được nhiều nhà nghiên cứu xem là giai đoạn sơ khởi của nền văn học viết Việt Nam (để phân biệt với văn học dân gian, văn học truyền khẩu đã ra đời rất lâu trước đó), với tư cách là một nền văn học chính thống của một quốc gia đã giành được độc lập tự chủ (để phân biệt với văn học của một bộ phận quan lại cai trị trên đất Việt thời Bắc thuộc trước đó). Thời kỳ này đã xuất hiện các tác phẩm nổi tiếng có đề tên tác giả người Việt. Dưới triều vua Lê Đại Hành, ngoài chiến tích phá Tống – bình Chiêm lẫy lừng, còn có thành tựu lớn về văn chương. Hai áng thơ chính luận, hai kiệt tác không tiền khoáng hậu Nam quốc sơn hàQuốc tộ đều là tác phẩm mở đầu cho dòng văn học trung đại, đều là sự khai sáng của tinh thần yêu nước và tinh thần nhân đạo, những truyền thống lớn của văn hóa, văn học dân tộc. Nam quốc sơn hà có giá trị như một bản tuyên ngôn độc lập, còn Quốc tộ có giá trị như một bản tuyên ngôn hòa bình. Hai kiệt tác văn chương xuất hiện ở giai đoạn đầu tiên của nền văn học dân tộc Việt Nam.