Văn_học_Thổ_Nhĩ_Kỳ
Văn_học_Thổ_Nhĩ_Kỳ

Văn_học_Thổ_Nhĩ_Kỳ

Văn học Thổ Nhĩ Kỳ (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Türk edebiyatı hoặc Türk yazını) bao gồm văn học truyền miệng và văn học viết bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, có thể là bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ thời kỳ Ottoman hay là bằng các dạng tiếng Thổ ít phổ biến hơn ví dụ như tiếng Thổ được dùng ở Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay. Tiếng Thổ thời kỳ Ottoman, vốn là nền tảng cho hầu hết các tuyển tập văn viết, chịu ảnh hưởng bởi ngôn ngữ Ba Tư và Ả Rập và sử dụng một biến thể của văn tự Ba Tư dựa trên bảng chữ cái Ả Rập.Văn học Thổ Nhĩ Kỳ đã trải qua lịch sử gần 1500 năm. Văn bản xưa nhất viết bằng tiếng Thổ sử dụng văn tự Orkhon được tìm thấy tại thung lũng Orkhon ở miền trung Mông Cổ và có niên đại vào thế kỷ thứ 8. Sau thời gian này, vào giữa thế kỷ 9 và 11, các sử thi truyền miệng nở rộ trong các nhóm người du mục Thổ ở Trung Á, ví dụ như "Cuốn sách của Dede Korkut" của nhóm người Thổ Tây Nam (người Thổ Oghuz)- là tổ tiên của người Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, và các sử thi Manas của người Kyrgyz.Sau chiến thắng của người Seljuk tại trận chiến Manzikert vào cuối thế kỷ 11, người Thổ Oghuz bắt đầu cư ngụ ở Anatolia, và văn học viết bắt đầu nở rộ với nhiều chủ đề, thể loại và phong các ảnh hưởng từ văn học Ả Rập và Ba Tư cùng với truyền thống văn học truyền miệng đã có từ trước Turks. Trong hơn 900 năm sau, cho đến ngay trước sự sụp đổ của đế chế Ottoman năm 1922, văn học truyền khẩu và văn học viết nhìn chung vẫn là hai bộ phận tách rời. Sau khi nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ được thành lập năm 1923, hai bộ phận này lần đầu tiên được kết nối với nhau.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Văn_học_Thổ_Nhĩ_Kỳ http://books.google.com/books?id=FStkAAAAMAAJ&prin... http://books.google.com/books?id=R5YpAAAAYAAJ&prin... http://books.google.com/books?id=YT1bAAAAQAAJ&prin... http://books.google.com/books?id=cpYpAAAAYAAJ&prin... http://books.google.com/books?id=wJUpAAAAYAAJ&prin... http://books.google.com/books?id=wukHAAAAIAAJ&prin... http://www.nazimhikmetran.com/english/frm_index/bi... http://www.osmanliedebiyati.com/ http://www.osmanlimedeniyeti.com/Edebiyat/ http://www.ottomanliterature.com/