Văn_hóa_Mã_Gia_Diêu
Văn_hóa_Mã_Gia_Diêu

Văn_hóa_Mã_Gia_Diêu

Văn hóa Mã Gia Diêu (giản thể: 马家窑文化; phồn thể: 馬家窰文化; bính âm: Mǎjiāyáo Wénhuà)là một nền văn hóa thời đại đồ đá mới ước tính tồn tại từ 3300-2100 TCN tại khu vực Cam Túc và đông bộ Thanh Hải. Đây là nền văn hóa thải đào (gốm màu) sáng tạo huy hoàng, đạt tới đỉnh cao của việc làm gốm màu ở thế giới viễn cổ, đồng thời người ta cũng khai quật được các vật phẩm đồng thanh cổ xưa nhất của Trung Quốc. Văn hóa Mã Gia Banh là một loại hình văn hóa Ngưỡng Thiều phát triển về phía tây.Nhà khảo cổ học người Thụy Điển Johan Gunnar Andersson từ năm 1921 đến 1923 đã tiến hành khai quật tại Mã Gia Diêu thuộc huyện Lâm Thao, Cam Túc. Năm 1975, tại di chỉ Đông Hương Lâm thuộc văn hóa Mã Gia Diêu (trên dưới 3000 TCN), người ta đã khai quật được một con dao bằng đồng thanh, đây là dụng cụ bằng đồng thanh cổ xưa nhất được phát hiện tại Trung Quốc, chứng minh cho việc Trung Quốc khi đó tiến vào thời đại đồ đồng.[1]