Văn_hóa_Long_Sơn
Văn_hóa_Long_Sơn

Văn_hóa_Long_Sơn

Văn hóa Long Sơn (giản thể: 龙山文化; phồn thể: 龍山文化; bính âm: Lóngshān Wénhuà) là một nền văn hóa vào cuối thời đại đồ đá mới tại Trung Quốc, tập trung tại trung du và hạ du Hoàng Hà, có niên đại từ 2500 TCN đến 2000 TCN. Văn hóa Long Sơn được đặt theo tên của trấn Long Sơn thuộc Tế Nam, Sơn Đông, là nơi di chỉ đầu tiên được phát hiện (1928) và khai quật (1930 và 1931) của nền văn hóa này, di chỉ Thành Tử Nhai.Điểm đặc biệt của văn hóa Long Sơn là kỹ thuật làm gốm ở trình độ cao, bao gồm việc sử dụng các bàn xoay gốm, phát hiện ra chữ viết vào thời kỳ này được gọi là Cốt khắc văn (骨刻文). Văn hóa Long Sơn được biết đến với các đồ gốm đen được đánh bóng ở mức độ cao. Loại đồ gốm này có thành mỏng và màu đen được đánh bóng cũng được phát hiện tại lưu vực Trường Giang thuộc vùng ven biển đông nam Trung Quốc hiện nay.[1] Đó là một dấu hiện rõ ràng rằng các phân nhóm nông nghiệp thời đại đồ đá mới của văn hóa Long Sơn đã vượt ra ngoài ranh giới của Trung Hoa cổ đại.[2]Cách sinh hoạt trong văn hóa Long Sơn đánh dấu một quá trình chuyển đổi sang việc thành lập đô thị, với việc xuất hiện các bức tường đất và hào; di chỉ Đào Tự là điểm định cư lớn nhất có tường bao thuộc văn hóa Long Sơn. Việc canh tác lúa gạo lúc này rõ ràng đã được tiến hành. Các cư dân sản xuất tơ lụa quy mô nhỏ bằng cách nuôi và thuần hóa tằm tơ, xuất hiện hoạt động trồng dâu nuôi tằm sơ khởi.[2]Các hóa thạch được phát hiện ở các di chỉ khảo cổ học cho thấy các cư dân đã sử dụng một phương thức bói toán dựa trên phân tích các vết rạn được tạo ra khi xương gia súc được đốt nóng..[3]Cư dân thời đại đồ đá mới tại Trung Quốc đạt tới đỉnh cao trong văn hóa Long Sơn. Đến giai đoạn kết thúc văn hóa Long Sơn, nhân khẩu giảm mạnh, điều này ứng với sự biến mất của các đồ gốm đen chất lượng cao được phát hiện trong các mộ táng.Giai đoạn đầu của văn hóa Long Sơn được cho là từ 3000-2600 TCN (Văn hóa Khuất Gia Lĩnh), trong khi giai đoạn sau là từ 2600-2000 TCN.[4]Một loạt các khu vực địa lý tại Trung Quốc có liên hệ đến các tiểu giai đoạn của nền văn minh Long Sơn, đặc biệt là giai đoạn cuối.[4] Giả dụ khu vực trung du Kính HàVị Hà có các di chỉ khu định cư được gọi là văn hóa Long Sơn Thiểm Tây.[4]