Vành_nhật_hoa_(hiện_tượng_quang_học)

Trong khí tượng học, quầng sáng hay quang hoa (tiếng Anh: corona, số nhiều: coronae) là một hiện tượng quang học được tạo ra bởi sự nhiễu xạ ánh sáng từ Mặt Trời hoặc Mặt Trăng (hoặc đôi khi là ánh sáng từ các ngôi sao sáng hoặc hành tinh)[1] bởi các giọt nước nhỏ và đôi khi các tinh thể băng nhỏ, có kích thước 10 μm-100 μm,[2] của đám mây hoặc trên bề mặt kính mờ. Ở hình thức đầy đủ của nó, một quầng sáng bao gồm một số vòng tròn màu đồng tâm xung quanh thiên thể và một khu vực sáng trung tâm được gọi là vầng sáng (aureole).[2][3] Vầng sáng thường là (đặc biệt trong trường hợp của Mặt Trăng) phần nhìn thấy duy nhất của quầng sáng và có biểu hiện là một đĩa màu trắng ánh xanh lam mà mờ dần thành màu nâu ánh đỏ về phía rìa ngoài. Kích thước góc của một quầng sáng phụ thuộc vào đường kính của các giọt nước có liên quan: Các giọt nhỏ tạo ra các quầng sáng lớn hơn. Vì lý do tương tự, quầng sáng được nhìn thấy rõ nét nhất khi kích thước của các giọt nước là đồng đều nhất. Đường kính góc của quầng sáng điển hình là dưới 5°.[2]Quầng sáng khác với các hào quang (quầng) ở chỗ quầng (hào quang) được hình thành bởi khúc xạphản xạ (chứ không phải do nhiễu xạ) từ các tinh thể băng tương đối lớn hơn. Quầng sáng bao quanh Mặt Trời còn gọi là nhật hoa (khác với vành nhật hoa) còn quầng sáng bao quanh Mặt Trăng còn gọi là nguyệt hoa.