Việt_kiều

Việt kiều (hay người Việt hải ngoại, người Việt Nam ở nước ngoài) là thuật ngữ để chỉ người Việt định cư bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, họ có thể đang mang quốc tịch Việt Nam hoặc/và quốc tịch của nước sở tại.Từ điển Thiều Chửu định nghĩa chữ "kiều" (僑) là "ở nhờ, đi ở nhờ làng khác hay nước khác gọi là kiều cư, kiều dân"[21]. Như vậy, Việt kiều vốn có nghĩa chỉ những người Việt đang có quốc tịch Việt Nam sống nhờ ở các nước bên ngoài Việt Nam, chứ không chỉ công dân nước khác có gốc Việt. Tuy nhiên, ngày nay "Việt kiều" là thuật ngữ mà những người Việt sống tại Việt Nam dùng để gọi toàn bộ những người Việt sống ở nước ngoài, chứ không phải là thuật ngữ mà những người Việt sống ở nước ngoài gọi chính họ.[22] Tại Việt Nam ngày nay, từ "kiều bào" cũng được dùng với nghĩa tương tự.Đầu thập niên 1970 có khoảng 100.000 người Việt sống ngoài Việt Nam, chủ yếu tập trung tại các nước láng giềng (Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, v.v.) và Pháp. Con số này tăng vọt sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975 và số quốc gia có người Việt định cư cũng tăng theo; họ ra đi theo đợt di tản tháng 4 năm 1975, theo các đợt thuyền nhân và theo Chương trình Ra đi có Trật tự. Đầu thập niên 1990 với sự sụp đổ của khối Đông ÂuLiên Xô, những người do nhà nước Việt Nam cử đi học tập, lao động không trở về nước đã góp phần vào khối người Việt định cư tại các nước này. Như vậy, ngoài Việt Nam hiện nay có khoảng 4 triệu người Việt sinh sống trên hơn 100 quốc gia ở năm châu lục, trong đó có 1,799,632 sống tại Hoa Kỳ.[23]

Việt_kiều

Singapore 12.000 (2012)
Anh Quốc 55.000[8]
Na Uy 18.333 (2006)[11]
Phần Lan 4.000[18]
Bỉ 7.151 (2001)[12]
Úc 159.848 - 300.000 (2006)
Malaysia 100.000
New Caledonia 2327 (2009)[20]
Brasil 1.000
Qatar 8.000 (2008)[14]
Đan Mạch 8.575 (2002)[12]
Thụy Sĩ 8.173
Lào 30.000 - 150.000
Slovakia 3.000[19]
Cộng hòa Séc 60.000 (2008)[7]
Trung Quốc 28,199 (2010)
Thái Lan 10.000 - 100.000[13]
Pháp 350,000 (2014)
Hungary 1.020 (2001)[17]
Nga 60.000 - 80.000[6]
Hàn Quốc 143,000 (2013)
Ukraina 3.850 (2001)[16]
Hoa Kỳ 2,104,217 (2017)[1]
Thụy Điển 11.771 (2003)[12]
Đức 137.000 (2010)
Hà Lan 18.913[10]
Đài Loan 320.000 (2019)[3]
New Zealand 4.875 (2006)[15]
Canada 180.125 - 250.000 (2006)[5]
Campuchia 156.000 - 600.000[2]
Vanuatu 600
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 20.000[9]
Nhật Bản 262,405 (2017)[4]
Ba Lan 10.000

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Việt_kiều http://uae-embassy.ae/Embassies/vn/Content/1758 http://www.pioneerwomen.com.au/quiltsigs.htm http://www.vietnameseinaustralia.com.au/ http://www.unisanet.unisa.edu.au/staff/homepage.as... http://www.garvan.org.au/research/bone-biology/gen... http://www12.statcan.ca/census-recensement/2006/dp... http://www.calitoday.com/news/view_article.html?ar... http://www.economist.com/news/asia/21643235-workin... http://books.google.com/books?id=TaDWFZYoZC8C&pg=P... http://www.mediafire.com/?s791b2lzceibrsp