Userkaf
Userkaf

Userkaf

Userkaf (được biết đến trong Tiếng Hy Lạp cổ đại như là Usercherês, Ούσερχέρης) là một pharaoh Ai Cập, ông là người sáng lập ra Vương triều thứ 5, ông trị vì từ 7 tới 8 năm vào giai đoạn đầu thế kỷ thứ 25 TCN. Rất có thể, ông thuộc về một nhánh của hoàng gia vương triều thứ Tư, mặc dù vậy dòng dõi gia đình của ông hiện vẫn chưa được rõ ràng và danh tính vị hoàng hậu của ông hiện vẫn còn bị nghi ngờ. Userkaf có thể là người con trai của Khentkaus I và đã cưới Neferhetepes. Ông đã có ít nhất là một người con gái và rất có thể là một người con trai, người mà đã kế vị ngôi vị pharaoh của ông, Sahure.Triều đại của ông đã báo hiệu sự trỗi dậy của việc thờ cúng thần Ra, vị thần đã thực sự trở thành vị thần chính của vương quốc dưới thời vương triều thứ 5. Userkaf có thể đã là một Đại tư tế của thần Ra trước khi lên ngôi, và đã xây dựng một ngôi đền mặt trời, được biết đến với tên gọi Nekhenre, nằm giữa AbusirAbu Gurab. Bằng việc làm này, ông đã tạo nên một truyền thống được tiếp tục bởi những vị vua kế vị của mình trong một giai đoạn kéo dài khoảng 80 năm. Về bản chất, Nekhenre thực hiện chức năng là ngôi đền tang lễ cho mặt trời lặn. Những nghi lễ thực hiện trong ngôi đền chủ yếu có liên quan tới cả chức năng là vị thần sáng tạo của Ra cũng như vai trò của ông ta là người cha của nhà vua.Userkaf đã xây dựng kim tự tháp ở Saqqara nằm gần với của Djoser, một địa điểm mà buộc các kiến trúc sư đặt ngôi đền tang lễ đi kèm nằm ở một vị trí khác thường, về phía nam của kim tự tháp. Kim tự tháp này nhỏ hơn các kim tự tháp khác thuộc vương triều thứ 4 nhưng ngôi đền tang lễ của nó lại được trang trí xa hoa và rộng khắp với những bức phù điêu được sơn màu có chất lượng tốt. Ngoài kim tự tháp cho riêng mình và ngôi đền, Userkaf đã xây dựng một kim tự tháp nhỏ hơn nằm gần kim tự tháp của ông cho một trong số những vị hoàng hậu của mình, dường như là Neferhetepes. Mặc dù Userkaf là chủ thể của một sự thờ cúng tang lễ sau khi ông qua đời giống như các vị vua khác của vương triều thứ Năm, sự thờ cúng của ông lại tương đối ít quan trọng, và đã bị từ bỏ sau khi vương triều này kết thúc. Có ít thông tin về những hoạt động của ông được biết đến ngoài việc xây dựng kim tự tháp và ngôi đền mặt trời của ông. Biên niên sử hoàng gia thời Cổ Vương quốc ghi chép lại việc dâng bia, bánh mì và đất đai cho nhiều vị thần khác nhau, một vài trong số đó có thể tương ứng với các công trình xây dựng nhân danh Userkaf, bao gồm ngôi đền MontuEl-Tod đây là nơi mà ông được chứng thực là vị pharaoh đầu tiên. Bên ngoài biên giới của Ai Cập, một cuộc viễn chinh quân sự tới Canaan hoặc Sa mạc phía Đông có thể đã diễn ra, và các mối quan hệ thương mại với khu vực Aegea dường như đã tồn tại vào thời điểm đó.

Userkaf

Con cái Sahure ♂, Khamaat ♀
Vương triều 7 năm vào giai đoạn cuối thế kỷ thứ 26 tới đầu Thế kỷ thứ 25 TCN.[note 1] (Vương triều thứ 5)
Mẹ Khentkaus I?
Raddjedet (thần thoại)
Tên ngai (Praenomen) Tên riêng Tên Horus Tên Nebty (hai quý bà) Tên Horus Vàng
Tên ngai (Praenomen)
Userkaf
wsr-k3-f
Ka của Ngài Mạnh Mẽ[20]
Cách dịch khác:
Hùng mạnh khi là Ka của Ngài[21][3]
Ka của Ngài uy lực[22]


Tên riêng
Userkaf[23]
wsr-k3-f
Ka của Ngài Mạnh mẽ[20]
Alternative translations:
Mạnh mẽ khi là Ka của Ngài[21][3]
Ka của Ngài Uy lực[22]

Tên Horus
Hor Irymaat
Hr-iry-maat
Horus, ngài là người bảo đảm sự hòa hợp
Cách dịch khác:
Người thực thi của Maat[3]
Ngài là Người thực thi Maat[21]
Vị thần đã thực hiện Maat[20]

Tên Nebty
(hai quý bà)
Irymaat
nbtj iry-maat
Ngài là người bảo đảm sự hòa hợp
Cách dịch khác:
Người thực thi của Maat[3]
Ngài là người thực thi Maat[21]
Vị thần đã thực hiện Maat[20]

Tên Horus Vàng
Bik Nebu Nefer
bik-nbw-nfr
Chim Ưng vàng hoàn hảo[20]

Lăng mộ Kim tự tháp Wab-Isut-Userkaf
Kim tự tháp Neferhetepes
Ngôi đền mặt trời Nekhenre
Ngôi đền MontuEl-Tod
Tiên vương Shepseskaf (nhiều khả năng) hoặc Thamphthis (còn có thể là Djedefptah)
Kế vị Sahure
Hôn phối Neferhetepes (nhiều khả năng) hoặc Khentkaus I
Cha không rõ, nhưng có khả năng thuộc về một nhánh của hoàng tộc Vương triều thứ 4

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Userkaf http://egyptologie.ff.cuni.cz/pdf/AS%202000_mensi.... http://egyptologie.ff.cuni.cz/pdf/Forgotten%20Phar... http://edoc3.bibliothek.uni-halle.de/lepsius/ http://ediss.sub.uni-hamburg.de/volltexte/2004/210... http://archiv.ub.uni-heidelberg.de/propylaeumdok/v... http://digi.ub.uni-heidelberg.de/diglit/mariette18... http://dlib.nyu.edu/awdl/sites/dl-pa.home.nyu.edu.... http://www.ifao.egnet.net/bifao/012/09/ http://www.ifao.egnet.net/bifao/Bifao095_art_03.pd... http://www.archaeogate.org/egittologia/article/657...