Urani
Urani

Urani

Urani hay uraniumnguyên tố hóa học kim loại màu trắng thuộc nhóm Actini, có số nguyên tử là 92 trong bảng tuần hoàn, được ký hiệu là U. Trong một thời gian dài, urani là nguyên tố cuối cùng của bảng tuần hoàn. Các đồng vị phóng xạ của urani có số neutron từ 144 đến 146 nhưng phổ biến nhất là các đồng vị urani-238, urani-235urani-234. Tất cả đồng vị của urani đều không bền và có tính phóng xạ yếu. Urani có khối lượng nguyên tử nặng thứ 2 trong các nguyên tố tự nhiên, xếp sau plutoni-244.[3] Mật độ của urani lớn hơn mật độ của chì khoảng 70%, nhưng không đặc bằng vàng hay wolfram. Urani có mặt trong tự nhiên với nồng độ thấp khoảng vài ppm trong đất, đá và nước, và được sản xuất thương mại từ các khoáng sản chứa urani như uraninit.Trong tự nhiên, urani được tìm thấy ở dạng urani 238 (99,284%), urani 235 (0,711%),[4] và một lượng rất nhỏ urani 234 (0,0058%). Urani phân rã rất chậm phát ra hạt anpha. Chu kỳ bán rã của urani 238 là khoảng 4,47 tỉ năm và của urani 235 là 704 triệu năm,[5] do đó nó được sử dụng để xác định tuổi của Trái Đất.Hiện tại, các ứng dụng của urani chỉ dựa trên các tính chất hạt nhân của nó. Urani-235 là đồng vị duy nhất có khả năng phân hạch một cách tự nhiên. Urani 238 có thể phân hạch bằng neutron nhanh, và là vật liệu làm giàu, có nghĩa là nó có thể được chuyển đổi thành plutoni-239, một sản phẩm có thể phân hạch được trong lò phản ứng hạt nhân. Đồng vị có thể phân hạch khác là urani-233 có thể được tạo ra từ thori tự nhiên và cũng là vật liệu quan trọng trong công nghệ hạt nhân. Trong khi urani-238 có khả năng phân hạch tự phát thấp hoặc thậm chí bao gồm cả sự phân hạch bởi neutron nhanh, thì urani 235 và đồng vị urani-233 có tiết diện hiệu dụng phân hạch cao hơn nhiều so với các neutron chậm. Khi nồng độ đủ, các đồng vị này duy trì một chuỗi phản ứng hạt nhân ổn định. Quá trình này tạo ra nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân và tạo ra vật liệu phân hạch dùng làm các vũ khí hạt nhân. Urani nghèo (U-238) được dùng trong các đầu đạn đâm xuyênvỏ xe bọc thép.[6] Trong lĩnh vực dân dụng, urani chủ yếu được dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân. Ngoài ra, urani còn được dùng làm chất nhuộm màu có sắc đỏ-cam đến vàng chanh cho thủy tinh urani. Nó cũng được dùng làm thuốc nhuộm màu và sắc bóng trong phim ảnh.Martin Heinrich Klaproth được công nhận là người đã phát hiện ra urani trong khoáng vật pitchblend năm 1789. Ông đã đặt tên nguyên tố mới theo tên hành tinh Uranus (Sao Thiên Vương). Trong khi đó, Eugène-Melchior Péligot là người đầu tiên tách kim loại này và các tính chất phóng xạ của nó đã được Antoine Becquerel phát hiện năm 1896. Nghiên cứu của Enrico Fermi và các tác giả khác bắt đầu thực hiện năm 1934 đã đưa urani vào ứng dụng trong công nghiệp năng lượng hạt nhân và trong quả bom nguyên tử mang tên Little Boy, quả bom này là vũ khí hạt nhân đầu tiên được sử dụng trong chiến tranh. Từ cuộc chạy đua vũ trang trong thời chiến tranh lạnh giữa Hoa KỳLiên Xô đã cho ra hàng chục ngàn vũ khí hạt nhân sử dụng urani được làm giàu và plutoni có nguồn gốc từ urani. Việc an toàn của các vũ khí này và các vật liệu phân hạch của chúng sau sự tan rã của Liên Xô năm 1991 là một mối quan tâm đối với sức khỏe và an toàn của cộng đồng.[7]

Urani

Trạng thái vật chất Rắn
Nhiệt bay hơi 417.1 kJ·mol−1
Mật độ ở thể lỏng ở nhiệt độ nóng chảy: 17.3 g·cm−3
Mô đun nén 100 GPa
mỗi lớp 2, 8, 18, 32, 21, 9, 2
Tên, ký hiệu Urani, U
Cấu hình electron [Rn] 5f3 6d1 7s2
Hệ số Poisson 0.23
Điện trở suất ở 0 °C: 0.280 µΩ·m
Phiên âm /jʊˈreɪniəm/
ew-RAY-nee-əm
Bán kính liên kết cộng hóa trị 196±7 pm
Trạng thái ôxy hóa 6, 5, 4, 3,[1] 2, 1 ​(ôxit cơ bản yếu)
Độ giãn nở nhiệt 13.9 µm·m−1·K−1 (ở 25 °C)
Vận tốc âm thanh que mỏng: 3155 m·s−1 (ở 20 °C)
Nhiệt dung 27.665 J·mol−1·K−1
Phát hiện Martin Heinrich Klaproth (1789)
Nhiệt lượng nóng chảy 9.14 kJ·mol−1
Số đăng ký CAS 7440-61-1
Độ dẫn nhiệt 27.5 W·m−1·K−1
Hình dạng Kim loại màu xám bạc, ăn mòn trong không khí tạo lớp vỏ oxit màu đen.
Bán kính cộng hoá trị thực nghiệm: 156 pm
Tính chất từ Thuận từ
Bán kính van der Waals 186 pm
Độ âm điện 1.38 (Thang Pauling)
Phân loại   họ actini
Tách ra lần đầu Eugène-Melchior Péligot (1841)
Nhiệt độ nóng chảy 1405.3 K ​(1132.2 °C, ​2070 °F)
Khối lượng nguyên tử chuẩn (±) (Ar) 238.02891(3)
Số nguyên tử (Z) 92
isoNAChu kỳ bán rãDMDE (MeV)DP
isoNAChu kỳ bán rãDMDE (MeV)DP
232Utổng hợp68,9 nămtự phát
α5.414228Th
233Utổng hợp1.592×105 nămtự phát197.93[2]
α4.909229Th
234U0.005%2.455×105 nămSF197.78
α4.859230Th
235U0.720%7.04×108 nămSF202.48
α4.679231Th
236Utổng hợp2.342×107 nămSF201.82
α4.572232Th
238U99,2742%4,468×109 nămα4,270234Th
tự phát205.87
Mật độ 19.1 g·cm−3 (ở 0 °C, 101.325 kPa)
Mô đun Young 208 GPa
Chu kỳ Chu kỳ 7
Nhóm, phân lớp n/af
Mô đun cắt 111 GPa
Đặt tên Theo tên hành tinh Sao Thiên Vương
Nhiệt độ sôi 4404 K ​(4131 °C, ​7468 °F)
Cấu trúc tinh thể Trực thoi

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Urani http://www.answers.com/uranium http://www.atomicarchive.com/Docs/Begin/Nature_Mei... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/619116 http://www.freerepublic.com/focus/f-news/1451707/p... http://books.google.com/?id=F7p7W1rykpwC&pg=PA75 http://books.google.com/?id=KWGu-LYMYjMC&pg=PA108 http://books.google.com/?id=j-Xu07p3cKwC&printsec=... http://books.google.com/?id=qDf3AO8nILoC&pg=PA1468 http://www.investcom.com/moneyshow/uranium_athabas... http://journals.lww.com/joem/pages/articleviewer.a...