Tương_tác_yếu
Tương_tác_yếu

Tương_tác_yếu

Trong vật lý hạt, tương tác yếu là cơ chế chịu trách nhiệm cho lực yếu hay lực hạt nhân yếu, một trong bốn tương tác cơ bản đã biết trong tự nhiên, cùng với tương tác mạnh, tương tác điện từ, và tương tác hấp dẫn. Tương tác yếu gây ra phân rã phóng xạ ở cả hạt hạ nguyên tửphản ứng phân hạch. Lý thuyết tương tác yếu đôi khi được gọi là vị động lực học lượng tử (QFD), tương tự với lý thuyết QCDQED, nhưng tên gọi này ít khi được sử dụng bởi vì lực yếu được hiểu tốt nhất trong lý thuyết điện yếu (EWT).[1]Trong Mô hình chuẩn của vật lý hạt, các nhà vật lý hạt miêu tả tương tác yếu thông qua sự hấp thụ hay phát ra các boson W và Z. Mọi fermion đã biết đều tham gia vào tương tác yếu. Fermion là các hạt có spin bán nguyên (spin là một trong những tính chất cơ bản của hạt). Hạt fermion có thể là một hạt cơ bản, như electron, hoặc nó có thể là hạt tổ hợp, như proton chẳng hạn. Khối lượng của các boson W+, W−, và Z lớn hơn rất nhiều so với của proton hay neutron, và cũng là nguyên nhân khiến cho tầm tương tác của lực yếu là ngắn. Nó được gọi là yếu bởi vì cường độ trường của nó trên một khoảng cách cho trước nhỏ hơn vài bậc độ lớn so với lực hạt nhân mạnhlực điện từ.Trong giai đoạn của kỷ nguyên quark, lực điện yếu tách thành hai lực điện từ và lực yếu. Hầu hết các fermion theo thời gian sẽ phân rã bởi tương tác yếu. Một ví dụ quan trọng đó là phân rã beta, và sự sản sinh của deuteriheli từ hiđrô của phản ứng nhiệt hạt nhân trong lòng các sao như Mặt Trời. Những phân rã này cũng cho phép định tuổi bằng cacbon phóng xạ, như cacbon-14 phân rã thông qua tương tác yếu thành nitơ-14. Nó cũng tạo ra hiện tượng phát quang do phóng xạ (radioluminescence), thường sử dụng trong chiếu sáng bằng triti, và liên quan tới lĩnh vực chế tạo pin sử dụng phân rã beta (betavoltaics).[2]Các hạt quark, mà cấu thành lên các hạt tổ hợp như neutron và proton, được xếp thành sáu "vị" (hương) – lên, xuống, lạ, duyên, đỉnh và đáy – và tổ hợp giữa các hạt hình thành lên tính chất của hạt tổ hợp. Tương tác yếu là duy nhất trong trường hợp nó cho phép hoán đổi giữa các vị quark thành vị khác. Ví dụ, trong quá trình phân rã beta trừ, một quark xuống phân rã thành một quark lên, biến đổi một neutron thành một proton. Tương tác yếu cũng là tương tác cơ bản duy nhất phá vỡ tính đối xứng chẵn lẻ, và tương tự nó là tương tác duy nhất thể hiện tính phá vỡ đối xứng CP.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tương_tác_yếu http://home.web.cern.ch/about/updates/2013/03/new-... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/638203 http://hyperphysics.phy-astr.gsu.edu/hbase/forces/... http://adsabs.harvard.edu/abs/1934ZPhy...88..161F http://adsabs.harvard.edu/abs/1968AmJPh..36.1150W http://adsabs.harvard.edu/abs/1973PThPh..49..652K http://adsabs.harvard.edu/abs/2006JPhG...33....1Y http://adsabs.harvard.edu/abs/2008PhLB..667....1P http://adsabs.harvard.edu/abs/2009arXiv0904.1556B http://physnet2.pa.msu.edu/home/modules/pdf_module...