Tương_tác_người–máy_tính

Tương tác người–máy (Giao tiếp người–máy, tiếng Anh: Human–computer interaction, viết tắt HCI) bao gồm công việc nghiên cứu, hoạch định, thiết kế và khai thác sự giao tiếp giữa con người (người dùng) và máy tính.Đây thường được coi là ngành giao thoa giữa khoa học máy tính, khoa học hành vi, thiết kế, nghiên cứu truyền thông và một số lĩnh vực nghiên cứu khác. Thuật ngữ này được Stuart K. Card, Thomas P. Moran và Allen Newell phổ biến trong cuốn sách xuất bản năm 1983 The Psychology of Human-Computer Interaction, mặc dù nó đã từng được các tác giả sử dụng từ năm 1980.[1] Thuật ngữ này gợi ý rằng, khác với các công cụ khác có nhiều hạn chế khi sử dụng (như cái búa, dùng để đóng đinh, nhưng không làm được việc gì khác), một chiếc máy tính có rất nhiều công dụng và chúng được thực hiện nhờ sự giao tiếp không giới hạn giữa người dùng và máy tính.