Tòa_án_dị_giáo_Rôma
Tòa_án_dị_giáo_Rôma

Tòa_án_dị_giáo_Rôma

Tòa án dị giáo Rôma là một hệ thống tòa án do Tòa Thánh Rôma phát triển vào hậu bán thế kỷ 16 với nhiệm vụ truy tố những người bị cáo buộc có tư tưởng giáo lý phi chính thống hoặc phạm tội liên quan tới giáo lý tôn giáo. Thể chế Tòa án dị giáo (Pháp đình tôn giáo) ra đời vào cuối thế kỷ 12 với mục đích ban đầu là chống lại những người dị giáo và bội giáo thuộc các phái CatharVaudès. Sở dĩ tòa án này được đặt tên là Inquisition (thẩm tra, thẩm vấn) vì những người bị tố giác phải qua một quy trình thẩm vấn, trong đó quan tòa đóng vai trò quyết định với việc chủ trì thẩm vấn. Tòa án này sau đó dần xét xử cả những người bị cáo buộc các tội danh như phù thủy, bói toán, ma thuật, vô luân, và phạm thượng. Những người bị kết tội sau đó sẽ được chuyển sang cho chính quyền dân sự thi hành án. Tuy nhiên, hình phạt mang tính kỷ luật hơn là trừng trị.[1]Xuất hiện sau thời kỳ Pháp đình tôn giáo Trung cổ, Pháp đình tôn giáo Rôma là một trong ba Pháp đình tôn giáo, cùng với Pháp đình tôn giáo Tây Ban NhaPháp đình tôn giáo Bồ Đào Nha.