Tê_giác_Ấn_Độ
Tê_giác_Ấn_Độ

Tê_giác_Ấn_Độ

Tê giác Ấn Độ hay tê giác một sừng lớn, danh pháp khoa học: Rhinoceros unicornis, được tìm thấy ở NepalAssam thuộc Ấn Độ. Chúng sinh sống trong khu vực đồng cỏ cao và rừng dưới chân núi của dãy núi Himalaya. Tê giác Ấn Độ là những động vật bơi lội giỏi. Chúng có thể chạy với tốc độ 55 km/h trong một thời gian ngắn. Chúng có cơ quan thính giác và khứu giác tốt nhưng thị giác thì lại kém.Loài tê giác nhìn thấy từ thời tiền sử này có lớp da dày màu nâu ánh bạc tạo ra nhiều lớp trên toàn bộ cơ thể chúng. Các chân trước và vai được che phủ bằng các bướu giống như mụn cơm và chúng có rất ít lông. Con đực trưởng thành to lớn hơn con cái một cách rõ nét, nó cao tới 1,8 mét và cân nặng tới 2.270 kg và dài tới 3,6 mét. Tê giác một sừng lớn có một sừng; sừng này có ở cả con đực và con cái, nhưng không có ở con non mới sinh. Sừng, giống như tóc ở người, là keratin tinh khiết và bắt đầu mọc ở con non sau khoảng 1 năm. Sừng có thể dài từ 20 đến 61 cm.Con đực có thể bắt đầu khả năng sinh dục ở độ tuổi 9 năm và ở con cái là 5 năm và chúng sinh con đầu tiên khi con cái ở độ tuổi từ 6 đến 8 năm. Con cái phát ra tiếng kêu trong mùa giao phối để các con đực biết khi con cái sẵn sàng cho công việc này.Chu kỳ mang thai kéo dài khoảng 16 tháng. Mỗi lần chúng chỉ sinh một con non duy nhất và khoảng thời gian giữa các lần sinh đẻ là khoảng 3 năm. Tê giác mẹ là người chăm sóc và bảo vệ con, con non sẽ sống với mẹ trong vài năm. Tê giác mẹ và các con của nó thường đi cùng với nhau nhưng con bố thì thường đi một mình và nó là chủ lãnh thổ của gia đình. Tê giác Ấn Độ có thể sống tới 45 năm.Tê giác Ấn Độ hay bị săn bắn trộm để lấy sừng, do trong một số nền văn hóa Đông Á người ta cho rằng sừng tê giác có các tác động tốt đối với sức khỏe và khả năng sinh dục. Hiện nay chỉ còn ít hơn 2.500 cá thể của loài tê giác này trong tự nhiên, và loài này là một loài đang ở tình trạng nguy cấp.Nhiều công viên lớn để bảo vệ chúng đã được chính phủ các nước Ấn Độ và Nepal thực thi với sự trợ giúp của Quỹ động vật hoang dã thế giới (WWF). Vườn quốc gia Kazirangavườn quốc gia Manas ở Assam và Vườn hoàng gia Chitwan ở Nepal là nơi cư ngụ cho loài động vật đang nguy cấp này.