Tây_Hạ
Tây_Hạ

Tây_Hạ

Tây Hạ (tiếng Trung: 西夏; bính âm: Xī Xià; chữ Tây Hạ: hoặc [chú thích 1]) (1038-1227) là một triều đại do người Đảng Hạng kiến lập trong lịch sử Trung Quốc. Dân tộc chủ thể của Tây Hạ là người Đảng Hạng, ngoài ra còn có người Hán, người Hồi Cốt, người Thổ Phồn. Do triều đại này nằm ở tây bắc bộ của khu vực Trung Quốc nên được sử sách chữ Hán gọi là "Tây Hạ".[3]Người Đảng Hạng vốn cư trú trên cao nguyên Tùng PhanTứ Xuyên, đến thời Đường thì dời đến Thiểm Bắc. Do người Đảng Hạng có công bình loạn giúp triều đình, được hoàng đế Đường phong là Hà châu Tiết độ sứ, trước sau thần phục Đường, các triều Ngũ ĐạiTống. Sau khi chính quyền Hạ châu bị Bắc Tống thôn tính, Lý Kế Thiên không muốn đầu hàng nên một lần nữa dựng nước, nhận được sắc phong của Hoàng đế triều Liêu. Lý Kế Thiên chọn sách lược liên kết với Liêu chống Tống, liên tiếp chiếm lĩnh được khu vực Lan châu và Hà Tây tẩu lang. Năm 1083, Lý Nguyên Hạo xưng đế dựng nước, tức Hạ Cảnh Tông, Tây Hạ chính thức dựng nước. Trong chiến tranh với Tống và với Liêu, Tây Hạ về cơ bản giành được thắng lợi, hình thành cục diện chân vạc ba nước. Sau khi Hạ Cảnh Tông qua đời, đại quyền nằm trong tay thái hậu và mẫu đảng, sử gọi là thời kỳ mẫu đảng chuyên chính. Do đối đầu giữa hoàng đảng và mẫu đảng, Tây Hạ phát sinh nội loạn, Bắc Tống thừa cơ nhiều lần đem quân đánh Tây Hạ. Tây Hạ phòng ngự thành công, đồng thời đánh tan quân Tống, song bị mất Hoành Sơn khiến cho tuyến phòng ngự của Tây Hạ xuất hiện lỗ hổng. Sau khi triều Kim của người Nữ Chân nổi lên rồi tiêu diệt Liêu và Bắc Tống, Tây Hạ chuyển sang thần phục Kim, thu được không ít đất đai, hai bên kiến lập "Kim-Hạ đồng minh" và nhìn chung có quan hệ hòa bình. Trong thời gian Hạ Nhân Tông Lý Nhân Hiếu trị vì, Tây Hạ xảy ra sự kiện thiên tai và "Nhâm Đắc Kính phân quốc", song sau khi trải qua cải cách, đến những năm Thiên Thịnh thì lại xuất hiện thịnh thế. Tuy nhiên, Đại Mông Cổ QuốcMạc Bắc nổi lên, sáu lần đem quân xâm lược Tây Hạ, phá vỡ đồng minh giữa Tây Hạ và Kim, khiến Tây Hạ và Kim tàn sát lẫn nhau. Trong nội bộ Tây Hạ cũng nhiều lần diễn ra việc giết vua, nội loạn, kinh tế do hậu quả của chiến tranh mà tiến đến bờ sụp đổ. Cuối cùng, Tây Hạ bị Mông Cổ tiêu diệt vào năm 1227.[3]Tây Hạ có nền chính trị liên hiệp Phiên-Hán, lấy người Đảng Hạng làm chủ đạo, người Hán và các dân tộc khác là phụ. Chế độ chính trị lưỡng nguyên Phiên-Hán dần biến thành chế độ nhất nguyên hóa theo Hán pháp. Quyền vua Tây Hạ phải chịu sự cạnh tranh với các thế lực quý tộc, mẫu đảng hay quyền thần, cho nên hỗn loạn không ổn định.[4] Tây Hạ nằm tại khu vực Hà Tây tẩu lang và Hà Sáo, ở giữa các thế lực hùng mạnh, do vậy triều đại này về mặt đối ngoại thì chọn sách lược dựa vào kẻ mạnh, công kích kẻ yếu, dùng chiến tranh để cầu hòa bình.[5] Phương pháp quân sự của người Đảng Hạng rất linh hoạt, phối hợp với địa hình sa mạc, lựa chọn chiến thuật là tới khi thuận lợi, lui khi bất lợi, dụ địch đến nơi bố trí mai phục, cắt đứt đường vận chuyển lương thảo của địch; đồng thời có các binh chủng đặc thù như "thiết diêu tử", "bộ bạt tử", "bát hỉ" phụ trợ.[6] Về mặt kinh tế, Ngành chăn nuôithương nghiệp là chủ yếu, mậu dịch đối ngoại của Tây Hạ dễ chịu ảnh hưởng từ triều đại Trung Nguyên, việc có thể lũng đoạn Hà Tây tẩu lang và tuế tệ của Bắc Tống khiến cho nền kinh tế Tây Hạ được hỗ trợ rất lớn.[7]Tây Hạ là một đất nước Phật giáo, cho xây dựng một lượng lớn chùa tháp, nổi tiếng nhất là "Thừa Thiên tự tháp". Tuy vậy, Tây Hạ cũng là một quốc gia xem trọng Nho học và Hán pháp, trước khi dựng nước thì tích cực Hán hóa; tuy nhiên Hạ Cảnh Tông đề xướng văn hóa Đảng Hạng, Hồi Cốt và Thổ Phồn để duy trì bảo hộ văn hóa bản địa; đồng thời sáng lập ra chữ Tây Hạ, đặt ra hệ thống quan lại, tập quán riêng; song từ sau thời Hạ Nghị Tông đến Hạ Nhân Tông, Tây Hạ chuyển từ Phiên-Hán đồng hành sang Hán hóa toàn diện.[4] Văn học Tây Hạ chủ yếu là thi ca và ngạn ngữ. Về nghệ thuật, tại hang Mạc CaoĐôn Hoàng, hang Du LâmQua Châu có các bích họa về Phật giáo, với điểm đặc sắc "lục bích họa". Ngoài ra, về những mặt điêu khắc, âm nhạc hay vũ đạo, Tây Hạ cũng có đặc điểm độc đáo.[8]Triều đại Trung Quốc
Nghệ thuật Trung Quốc