Tâm_lý_học_đám_đông
Tâm_lý_học_đám_đông

Tâm_lý_học_đám_đông

Tâm lý học đám đông còn được gọi là tâm lý đám đông là một nhánh của Tâm lý học xã hội nghiên cứu về tâm lý và hành xử của một người bình thường trong những hoạt động mang tính chất tập thể. Các nhà tâm lý xã hội đã phát triển một số lý thuyết để giải thích cách mà tâm lý của đám đông khác và tương tác với tâm lý của các cá nhân bên trong nó. Các nhà lý thuyết chính trong tâm lý của đám đông bao gồm Gustave Le Bon, Gabriel Tarde, Sigmund Freud và Steve Reicher. Lĩnh vực này liên quan đến các hành viquá trình suy nghĩ của cả các thành viên đám đông riêng lẻ và đám đông như một thực thể. Hành vi của đám đông chịu ảnh hưởng nặng nề từ việc mất đi trách nhiệm của cá nhân và ấn tượng về tính phổ biến của hành vi, cả hai đều tăng theo quy mô của đám đông.Theo Gustave Le Bon, trong cuốn ''Tâm lý học đám đông'', những đám đông luôn bị vô thức tác động, họ xử sự như người nguyên thuỷ, người dã man, không có khả năng suy nghĩ, suy luận, mà chỉ cảm nhận bằng hình ảnh, bằng sự liên kết các ý tưởng, họ không kiên định, thất thường, và đi từ trạng thái nhiệt tình cuồng loạn nhất đến ngây dại ngớ ngẩn nhất. Vả lại, do thể trạng của mình, những đám đông ấy cần có một thủ lĩnh, một người cầm đầu, kẻ có thể dẫn dắt họ và cho bản năng của họ một ý nghĩa.