Tàu_con_thoi
Tàu_con_thoi

Tàu_con_thoi

Tàu con thoi, là một hệ thống tàu vũ trụ quỹ đạo thấp của trái Đất có thể tái sử dụng, được vận hành bởi Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA). Tên chính thức của chương trình là Space Transportation System (STS), được lấy từ một kế hoạch năm 1969 cho một hệ thống tàu vũ trụ có khả năng tái sử dụng khi mà nó là kế hoạch duy nhất nhận được tài trợ để phát triển[1]. Những chuyến bay quỹ đạo thử nghiệm đầu tiên là vào năm 1981, và chuyến bay nhiệm vụ hoạt động đầu tiên bắt đầu vào năm 1982. Tàu con thoi được phóng tổng cộng 135 lần từ năm 1981 đến năm 2011, và phóng từ Trung tâm vũ trụ Kennedy (KSC)Florida, Hoa Kỳ. Các nhiệm vụ của tàu con thoi đã phóng vệ tinh, tàu thăm dò, và Kính viễn vọng không gian Hubble; thực hiện các thí nghiệm khoa học vũ trụ; và tham gia vào nhiệm vụ xây dựng và bảo dưỡng Trạm vũ trụ Quốc tế. Tổng cộng thời gian bay của đội tàu con thoi là 1322 ngày, 19 giờ, 21 phút và 23 giây[2].Tàu con thoi thực ra có 3 thành phần bao gồm tàu vũ trụ / trạm quỹ đạo (OV - Orbiter Vehicle), bộ đôi tên lửa đẩy nhiên liệu rắn có thể thu hồi (SRBs - Solid Rocket Boosters), và bình nhiên liệu ngoài (ET - External Tank) có chứa khí hi-dro lỏng và ôxy lỏng. Tàu con thoi được phóng thẳng đứng, như một tên lửa thường, với hai tên lửa được phóng song song với 3 động cơ chính của tàu vũ trụ, được bình nhiên liệu ngoài cung cấp nhiên liệu. Bộ đôi tên lửa được thả ra trước khi tàu vũ trụ đạt tới quỹ đạo, và bình nhiên liệu ngoài được vứt bỏ trước khi tàu bắt đầu quá trình đạt tới quỹ đạo, lúc ấy tàu sẽ sử dụng đến 2 động cơ điều khiển quỹ đạo (OMS - Orbital Manuevering System). Khi kết thúc nhiệm vụ, tàu sẽ sử dụng tiếp 2 động cơ điều khiển quỹ đạo để rời quỹ đạo và tái nhập vào bầu khí quyển. Tàu sẽ lượn tới một đường băng hạ cánh trên Hồ khô Rogers ở Căn cứ Không Quân Edwards ở California, hoặc tại Khu hạ cánh Tàu con thoi ở Trung tâm vũ Trụ Kennedy. Nếu tàu hạ cánh ở Edwards, tàu sẽ được bay trở lại Trung tâm vũ trụ Kennedy trên Máy bay chở Tàu con thoi, một chiếc Boeing 747 đã được sửa đổi.Tàu vũ trụ đầu tiên, Enterprise, được chế tạo cho những chuyến bay thử nghiệm hạ cánh và tiếp cận và hoàn toàn không đủ khả năng cho một chuyến bay trên quỹ đạo ngoài vũ trụ. 4 tàu vũ trụ đầu tiên được chế tạo cho chuyến bay vũ trụ là: Columbia, Challenger, Discovery, và Atlantis. Trong số này, Challenger và Columbia đã bị phá hủy trong tai nạn năm 1986 và 2003 theo thứ tự, và tổng cộng 14 phi hành gia đã thiệt mạng. Tàu vũ trụ thứ 5, Endeavour, được chế tạo vào năm 1991 để thay thế tàu Challenger. Tàu con thoi chính thức kết thúc và về hưu ở nhiệm vụ cuối cùng của tàu Atlantis vào ngày 21 tháng 7 năm 2011.

Tàu_con_thoi

Thành công 133
Số lượng tầng tách (boosters) 2
Sức đẩy 53.4 kN lực đẩy tất cả ở môi trường chân không (12,000 lbf)
Chiều cao 184 ft (56.1 m)
Tổng số lần phóng 135
Xung lượng riêng (Specific impulse) 316 s
Chức năng Tàu vũ trụ quỹ đạo có người lái và có khả năng quay trở lại Trái Đất.
Thời gian đốt 1250 s
Tải đếnGTO 3,810 kg (8,390 lbm)
Các nơi phóng LC-39, Trung tâm vũ trụ Kennedy
SLC-6, Căn cứ Không Quân Vandenberg (không sử dụng)
Nhiệm vụ tiêu biểu Vệ tinh Theo dõi và Chuyển tiếp dữ liệu
Spacelab
Chương trình Quan sát không gian (bao gồm cả kính Hubble)
Tàu Galileo
Vệ tinh Magellan
Bộ phận của Trạm vũ trụ Quốc tế
Nhiên liệu MMH/N2O4
Khối lượng 4,470,000 lbm (2,030 t)
Tải trọng quỹ đạo Trái đất thấp (LEO) 24,400 kg (53,600 lb)
Hiện trạng Đã về hưu (2011)
Động cơ 2 động cơ điều khiển quỹ đạo
Đường kính 28.5 ft (8.69 m)
Hãng sản xuất United Space Alliance:
Thiokol/Alliant Techsystems (Tên lửa)
Lockheed Martin (Martin Marietta) (Bình nhiên liệu ngoài)
Rockwell/Boeing (Tàu vũ trụ)
Số tầng 2
Chuyến bay đầu tiên ngày 12 tháng 4 năm 1981
Thất bại 2
Challenger (phóng thất bại, 7 phi hành gia tử vong),
Columbia (tái nhập khí quyển thất bại, 7 phi hành gia tử vong)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tàu_con_thoi http://www.airspacemag.com/space-exploration/Shutt... http://www.boston.com/bigpicture/2010/05/first_of_... http://www.fastcompany.com/magazine/06/writestuff.... http://historicspacecraft.com/Space_Shuttle.html http://science.howstuffworks.com/space-shuttle.htm http://shuttlesource.com/ http://www.space-astronautics.com/29-apr-2007-nasa... http://www.space.com/12376-nasa-space-shuttle-prog... http://www.drafts.de/module-Mediashare-slideshow-a... http://chandra.harvard.edu/launch/status/weather_c...