Tuyệt_cú

Tuyệt cú (絕句) còn gọi là tiệt cú, đoạn cú, tuyệt thi là thể thơ lưu hành từ thời nhà Đường, làm theo lối thơ luật hay thơ cổ, cứ bốn câu một giải. Thường gặp nhất có bài gồm một giải hoặc hai giải: tiền giải và hậu giải, ngoài ra thơ cổ trường thiên thì các giải này không nhất định. Nhân dựa vào lối thơ luật mà bài thơ tuyệt cú ngắt ra bốn câu có từ hai đến ba vần bằng thì gọi là tuyệt cú thể luật, vận vần trắc mà không theo niêm luật thì gọi là tuyệt cú thể cổ.Hai thể loại chủ yếu của thể tuyệt cú là Ngũ ngôn tuyệt cúThất ngôn tuyệt cú (đặc biệt là Ngũ ngôn tứ tuyệtThất ngôn tứ tuyệt).Một bài thơ tuyệt cú thể luật có thể lấy (ngắt, tuyệt) từ một bài thơ thất luật hay ngũ luật nhưng phải theo quy tắc sau:Giang thôn tức sự của Tư Không Thự là một thí dụ:Một bài tuyệt cú thể cổ không cần theo luật này và thường vận vần trắc, và các giải cũng ngẫu hứng không nhất định.Xuân hiểu của Mạnh Hạo Nhiên là một ví dụ:Thơ tuyệt cú lấy lời nói gần, hàm súc mà tình xa, ý sâu làm trọng. Ngôn ngữ uyển chuyển, biến hoá ở câu thơ thứ ba, nếu chỗ chuyển này mềm mại sẽ giữ được huyết mạch của toàn bài và làm cho câu cuối cùng hoặc vút lên cao ngất hoặc trôi đi như thuyền thuận nước...Trong Đường thi, tuyệt cú là một thể thơ được ưa chuộng vì thể Cổ phong đề cao phải khởi chỗ diểu nhiên, kết chỗ du nhiên; thể Luật quá khuôn phép, gò bó. Thi nhân đời Đường làm thơ theo thể tuyệt cú có thể bày biện được chỗ khoáng đạt trong lòng mà vẫn giữ được vẻ cổ kính, phiêu nhiên, cao nhã là đặc trưng của thời đại thi ca này.