Trịnh_–_Nguyễn_phân_tranh
Trịnh_–_Nguyễn_phân_tranh

Trịnh_–_Nguyễn_phân_tranh

Trịnh – Nguyễn phân tranh (chữ Hán: 鄭阮紛爭) là thời kỳ phân chia lãnh thổ giữa chế độ "vua Lê chúa Trịnh" ở phía Bắc sông Gianh (Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn cai trị ở miền Nam (Đàng Trong), mở đầu khi Trịnh Tráng đem quân đánh Nguyễn Phúc Nguyên năm 1627 và kết thúc vào cuối thế kỷ 18 khi nhà Tây Sơn lật đổ cả chúa Nguyễn lẫn chúa Trịnh.Ban đầu, cả thế lực họ Trịnh và họ Nguyễn đều mang khẩu hiệu "phù Lê diệt Mạc" để lấy lòng thiên hạ và thề trung thành với triều Hậu Lê. Sau khi nhà Mạc đã bị đánh đổ, trên danh nghĩa, cả Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn đều là 2 vị bề tôi của nhà Hậu Lê, cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài đều là lãnh thổ của nhà Lê. Nhưng trên thực tế thì cả hai tập đoàn phong kiến này đều tạo thế lực cát cứ cho riêng mình như 2 nước riêng biệt, vua nhà Hậu Lê đã không còn thực quyền nên không ngăn chặn được sự phân tranh giữa hai họ Trịnh – Nguyễn. Nước Đại Việt trong giai đoạn này bị chia cắt hơn 150 năm.

Trịnh_–_Nguyễn_phân_tranh

Thời gian 1627-1672
1774-1775
Địa điểm Đàng Trong, Đàng Ngoài
Kết quả Bất phân thắng bại
Sông Gianh được chọn làm biên giới 2 nước
Thời gianĐịa điểmKết quả
Thời gian1627-1672
1774-1775
Địa điểmĐàng Trong, Đàng Ngoài
Kết quảBất phân thắng bại
Sông Gianh được chọn làm biên giới 2 nước