Trận_chiến_Đông_Solomon
Trận_chiến_Đông_Solomon

Trận_chiến_Đông_Solomon

Trận chiến Đông Solomon (hay còn gọi là Trận chiến quần đảo Stewart và theo tài liệu của Nhật là Trận chiến biển Solomon lần thứ hai - 第二次ソロモン海戦[d]), diễn ra từ ngày 24 tháng 8 đến ngày 25 tháng 8 năm 1942, là trận hải chiến hàng không mẫu hạm thứ ba trên mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai (hai trận trước là Trận biển CoralTrận Midway), trận hải chiến lớn thứ hai giữa Hải quân Hoa KỳHải quân Đế quốc Nhật Bản về mặt thời gian trong chiến dịch Guadalcanal (trận hải chiến lớn đầu tiên trong chiến dịch này là Trận đảo Savo). Giống như trong các trận chiến tại biển San hôMidway, các chiến hạm của cả hai bên đã không nhìn thấy nhau và các đợt tấn công của cả hai bên đều được tiến hành bằng các máy bay xuất phát từ hàng không mẫu hạm hay các căn cứ trên đất liền.Với mục tiêu tái chiếm sân bay Henderson và đẩy lùi quân Đồng Minh khỏi Guadalcanal, Lục quân Đế quốc Nhật Bản đã quyết định đưa thêm quân đổ bộ lên Guadalcanal. Để yểm trợ cho cuộc đổ bộ này cũng như để tiêu diệt Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, đô đốc Isoroku Yamamoto đã quyết định gửi đến vùng quần đảo Solomon một lực lượng lớn thuộc Hạm đội Liên hợp bao gồm ba hàng không mẫu hạm và nhiều chiến hạm khác do phó đô đốc Nagumo Chūichi chỉ huy. Cùng lúc đó, nhận được tin hạm đội Nhật tiến về phía quần đảo Solomon, ba Lực lượng đặc nhiệm hàng không mẫu hạm Mỹ của Đô đốc Frank Jack Fletcher cũng tiến đến Guadalcanal để đối phó các nỗ lực tấn công của quân Nhật.Kết thúc trận đánh, cả hai hạm đội Nhật và Hoa Kỳ đều lần lượt rút lui sau khi chịu một số thiệt hại mặc dù cả hai đều không đạt được một thắng lợi rõ ràng. Tuy nhiên, Hoa Kỳ và các đồng minh của mình đã giành được một lợi thế lớn hơn cả về chiến thuật lẫn chiến lược trong trận đánh này vì phía Đồng Minh tổn thất ít hơn phía Nhật, đặc biệt là việc hải quân Nhật đã mất một số lượng đáng kể các máy bay và phi hành đoàn có kinh nghiệm. Ngoài ra người Nhật còn phải đình chỉ việc tăng quân cho Guadalcanal và từ đó trở đi buộc phải dùng các khu trục hạm thay thế các chuyển vận hạm vào nhiệm vụ chở quân, giúp cho Đồng Minh có thêm thời gian chuẩn bị chống lại các cuộc phản công của lục quân Nhật và ngăn chặn người Nhật đổ bộ được pháo hạng nặng, cung cấp đạn dược và hàng tiếp liệu cho lính Nhật đang chiến đấu ở trên đảo

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trận_chiến_Đông_Solomon http://www.combinedfleet.com/chitosesp_t.htm http://www.combinedfleet.com/jintsu_t.htm http://books.google.com/books?id=xtaTS-POl-UC&prin... http://www.historyanimated.com/EasternSolomons.htm... http://www.navweaps.com/index_oob/OOB_WWII_Pacific... http://www.ww2db.com/battle_spec.php?battle_id=8 http://www.youtube.com/watch?v=kFXcnUtMT4A http://www-inst.eecs.berkeley.edu/~jgf/carrier/cv1... http://www.microworks.net/PACIFIC/battles/eastern_... http://www.cv6.org/1942/solomons/solomons.htm