Trận_Iwo_Jima
Trận_Iwo_Jima

Trận_Iwo_Jima


Hải quân:
Hạm đội 5 Hải quân Hoa Kỳ
Các đơn vị hỗ trợ hải quân, không quân và lục quân bổ sung
Hải quân:
Hải quân Đế quốc

Không quân: 32 máy bay (gồm 20 chiếc cảm tử Kamikaze)[1]
Trận Iwo Jima (tiếng Anh: Battle of Iwo Jima, tiếng Nhật: 硫黄島の戦い, diễn ra từ ngày 19 tháng 2 đến ngày 26 tháng 3 năm 1945) là trận đánh thuộc mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai giữa Hoa KỳĐế quốc Nhật Bản tại đảo Iwo Jima. Đây là một trong những trận đánh ác liệt nhất của chiến trường Thái Bình Dương và kết quả sau một tháng giao tranh, quân Mỹ đã chiếm được Iwo Jima với thương vong khủng khiếp của cả hai bên tham chiến. Sau khi chiếm được hòn đảo, người Mỹ đã biến nó thành một căn cứ không quân cho những chiếc khu trục cơ yểm trợ máy bay ném bom hạng nặng B-29 trút bom xuống các trung tâm công nghiệp trọng điểm trên lãnh thổ Nhật Bản và làm bàn đạp tấn công TokyoIwo Jima cũng là trận đánh đầu tiên của quân đội Mỹ trên lãnh thổ Nhật Bản. Do đó, quân Mỹ đã phải đối đầu với một hệ thống phòng ngự dày đặc cùng với các công sự kiên cố, trận địa pháo được ngụy trang, địa đạo dưới mặt đất và sức chống trả ngoan cường của người Nhật dựa vào các hang động tự nhiên và địa hình núi đá hiểm trở.[9] Đỉnh Suribachi, điểm cao nhất trên hòn đảo và cũng là một vị trí phòng thủ quan trọng của quân Nhật, bị thủy quân lục chiến Mỹ đánh chiếm vào ngày 23 tháng 2 và bức ảnh sáu người lính thủy quân lục chiến cắm cờ chiến thắng trên đỉnh Suribachi với tên gọi "Raising the Flag on Iwo Jima" đã trở thành biểu tượng cho trận đánh. Tuy nhiên, phải đến ngày 16 tháng 3, hòn đảo mới chính thức được người Mỹ tuyên bố an toàn với con số thương vong phía Mỹ là 6.821 người chết và 19.217 người bị thương. Trong 21.000 quân Nhật phòng thủ trên đảo thì khoảng 18.000 chết trận, chỉ có 216 người bị bắt làm tù binh (gần 3.000 lính sống sót khác tiếp tục ẩn nấp, đánh du kích và chỉ ra hàng sau khi chiến tranh kết thúc). Số lính tử trận của Nhật cao nhưng số bị thương hoặc bị bắt lại rất ít, bởi vì thương binh Nhật thường sẽ tự sát để không cho đối phương bắt họ làm tù binh (theo truyền thống võ sĩ đạo Nhật Bản, bị bắt làm tù binh là một sự nhục nhã rất lớn). Đây là trận đánh duy nhất của thủy quân lục chiến Hoa Kỳ mà số thương vong tổng cộng của Mỹ lớn hơn của Nhật, dù số quân Nhật tử trận gấp ba lần số quân Mỹ tử trận.[7][10]Trận Iwo Jima cũng đã làm nên tên tuổi của vị tướng Nhật có nhiệm vụ bảo vệ hòn đảo là đại tướng Kuribayashi Tadamichi. Bất chấp việc quân Mỹ có ưu thế áp đảo nhiều lần về mọi mặt (quân số, hỏa lực, phương tiện), tướng Kuribayashi đã chỉ huy lực lượng của ông kháng cự với những chiến thuật khôn khéo, kết hợp với tinh thần chiến đấu đầy dũng cảm và ngoan cường của binh sỹ Nhật bản. Kết quả là quân Nhật đã gây cho quân Mỹ những thiệt hại nặng nề, khiến các chỉ huy Mỹ phải bất ngờ. Quân Mỹ đã phải mất tới 35 ngày để chiếm đảo, lâu hơn nhiều so với kế hoạch dự kiến là 10 ngày.Bối cảnh trận đánh đã được dựng thành nhiều bộ phim nổi tiếng, trong đó gần đây là hai bộ phim Flags of Our Fathers (Ngọn cờ cha ông) và Letters from Iwo Jima (Những bức thư từ Iwo Jima) của đạo diễn Clint Eastwood.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trận_Iwo_Jima http://www.britannica.com/EBchecked/topic/648813/W... http://www.imdb.com/title/tt0038175/ http://www.imdb.com/title/tt0055270/ http://www.iwojima.com/ http://articles.latimes.com/2007/jun/26/local/me-l... http://www.military.com/NewContent/0,13190,NI_Iwo_... http://www.wanpela.com/holdouts/profiles/kufuku.ht... http://www.youtube.com/watch?v=SiE_s2zoCZc http://www.youtube.com/watch?v=sKbnWTKKVn8&feature... http://history.sandiego.edu/gen/WW2Timeline/LUTZ/i...