Trần_Thánh_Tông
Trần_Thánh_Tông

Trần_Thánh_Tông

Trần Thánh Tông (chữ Hán: 陳聖宗 12 tháng 10 năm 1240[1]3 tháng 7 năm 1290) tên húy Trần Hoảng (陳晃) là vị hoàng đế thứ hai của Hoàng triều Trần nước Đại Việt, ở ngôi từ ngày 30 tháng 3 năm 1258 đến ngày 8 tháng 11 năm 1278. Sau đó ông làm Thái thượng hoàng từ cuối năm 1278 cho đến khi qua đời năm 1290. Ông thường được sử sách mô tả là một hoàng đế tài giỏi, giữ vững được cơ nghiệp của triều đại và nền độc lập của quốc gia.[1][2]Trần Hoảng là đích trưởng tử của Trần Thái Tông, đã góp phần chỉ huy quân đội đẩy lùi cuộc xâm lược của người Mông Cổ năm 1258. Không lâu sau kháng chiến thắng lợi, Hoàng đế Thái Tông nhường ngôi cho Thái tử Hoảng, tức Hoàng đế Thánh Tông.[3] Trong thời kỳ cầm quyền của mình, Trần Thánh Tông đã ban hành nhiều chính sách nhằm hoàn thiện nền hành chính, giáo dục, kinh tế, bảo trợ Phật giáo, trọng dụng quan viên, tướng lĩnh có tài và duy trì sự hòa hợp, kỷ cương trong triều đình.[4][5] Về đối ngoại, Trần Thánh Tông phải đương đầu với tham vọng bành trướng của đế quốc Nguyên-Mông cường thịnh ở phương Bắc. Ông đã thực thi một chính sách ngoại giao mềm mỏng, cống nạp Nhà Nguyên 3 năm 1 lần, nhưng cự tuyệt mọi yêu sách của vua Nguyên đòi ông cống người, cống voi, đích thân sang chầu, gửi quân giúp tỉnh Vân Nam, nộp sổ sách dân số,... Ngoài ra ông tích cực chỉnh đốn quân đội, tổ chức tuần tra biên giới để đề phòng sự xâm lược của người Nguyên.[6]Sau khi Thượng hoàng Thái Tông mất, tháng 11 năm 1278, Trần Thánh Tông nhường ngôi cho Thái tử Trần Khâm, tức Hoàng đế Trần Nhân Tông, và được tôn làm Quang Nghiêu Từ Hiếu Thái Thượng Hoàng Đế (光尧慈孝太上皇帝). Trước bối cảnh người Nguyên đã tiêu diệt Nam Tống và chuẩn bị chinh phạt Đại Việt, hai vua Trần ra sức đoàn kết lòng dân, kén tướng rèn quân và xây dựng quan hệ tích cực với Chiêm Thành ở phía Nam. Cùng Hoàng đế Nhân Tông và Quốc công Tiết chế Hưng Đạo vương, Thượng hoàng Thánh Tông đã lãnh đạo quân dân Đại Việt kháng chiến đánh bại hai cuộc xâm lược của Nguyên-Mông năm 12851287.[7][8] Ông cũng là một nhà văn hóa, nhà Thiền học, từng tu tập ở chùa Tư Phúc (Thăng Long)[9], thường hay sáng tác thơ ca hoặc những bài kệ về thiền, một số tác phẩm như Di hậu lục ("Chép để lại cho đời sau"), Thiền tông liễu ngộ ("Bài ca giác ngộ Thiền tông"), Trần Thánh Tông thi tập ("Tập thơ Trần Thánh Tông"),... nhưng hầu hết đều đã thất lạc, chỉ còn lưu lại 6 bài thơ chép rải rác trong Việt âm thi tập và Đại Việt sử ký toàn thư.

Trần_Thánh_Tông

Thân mẫu Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng hậu
Kế nhiệm Trần Nhân Tông
Tên thậtNiên hiệuThụy hiệuMiếu hiệu
Tên thật
Trần Hoảng (陳晃)
Trần Uy Hoảng (陳威晃)
Trần Quang Bính (陳光昺)
Trần Nhật Huyên (陳日烜)
Niên hiệu
Thiệu Long (1258-72)
Bảo Phù (1273-78)
Thụy hiệu
Huyền Công Thịnh Đức Nhân Minh Văn Vũ Tuyên Hiếu Hoàng đế
(玄功盛德仁明文武宣孝皇帝)
Miếu hiệu
Thánh Tông (聖宗)
Hoàng hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu
Tước vịTước vị
Tước vị
  • Nhân Hoàng (仁皇 1258-78)
  • Hiến Thiên Thể Đạo Đại Minh Quang Hiếu Hoàng Đế (憲天體道大明光孝皇帝 1258-78)
  • Quang Nghiêu Từ Hiếu Thái Thượng Hoàng Đế (光尧慈孝太上皇帝 1278-90)
Tiền nhiệm Trần Thái Tông
Thái thượng hoàng Trần Thái Tông
Hậu duệHậu duệ
Hậu duệ
Trần Nhân Tông
Trần Đức Việp
Thiên Thụy Công chúa
và một số người khác
Trị vì 30 tháng 3 năm 1258 -
8 tháng 11 năm 1278
&0000000000000020.00000020 năm, &0000000000000223.000000223 ngày
Sinh 12 tháng 10 năm 1240
Thăng Long, Đại Việt
Mất 3 tháng 7, 1290(1290-07-03) (49 tuổi)
Cung Nhân Thọ, Thăng Long, Đại Việt
Tôn giáo Phật giáo Đại thừa
Hoàng tộc Hoàng triều Trần
An táng Dụ Lăng, phủ Long Hưng, Đại Việt
Thân phụ Trần Thái Tông

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trần_Thánh_Tông http://www.bodephatquoc.com/vua-tran-nhan-tong-va-... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/602237 http://hoavouu.com/images/file/WLyZhmAx0QgQAORd/th... http://www.scribd.com/doc/13131929/Vit-S-Toan-Th-P... http://www.nomfoundation.org/nom-project/history-o... http://thuvienhoasen.org/a20883/tran-thanh-tong-mo... http://thuvienhoasen.org/p59a12910/phan-i-nghien-c... http://thuvienhoasen.org/p59a12912/phan-i-nghien-c... http://www.worldcat.org/title/anh-hung-dan-toc-thi... http://www.hungsuviet.us/lichsu/MhivanTranLieu.htm...